Trích yếu Tiêu chuẩn IEC 61643-1 Áp dụng cho thử nghiệm thiết bị chống sét nguồn điện AC
Các thông số tiêu chuẩn (điều kiện bình thường)
1. Tần số làm việc: tần số làm việc của nguồn điện ở điều kiện bình thường từ 48 – 62Hz AC
2. Điện áp: điện áp liên tục lớn nhất đặt lên 2 cực của thiết bị chống sét không được vượt quá điện áp làm việc lớn nhất của thiết bị.
3. Độ cao tương đối: không vượt quá 2000m so với mặt nước biển.
4. Nhiệt độ làm việc và bảo quản:
a. Giải bình thường: -5oC - +40oC
b. Giải mở rộng: -40oC - +70oC
5. Độ ẩm: trong điều kiện nhiệt độ phòng tiêu chuẩn với độ ẩm từ 30% - 90%
Các điều kiện vượt tiêu chuẩn: ứng dụng thiết bị chống sét trong điều kiện vượt tiêu chuẩn cần phải xét đến các điều kiện thiết bị được thiết kế và ứng dụng và phải có chỉ định từ nhà sản xuất ví dụ như thiết bị chống sét chịu các bức xạ của mặt trời hoặc các nguồn bức xạ khác thì cần phải có các tính năng bổ sung.
Các định nghĩa về tham số: các định nghĩa sau đây được sử dụng cho tiêu chuẩn IEC 61643
1. SPD: thiết bị chống sét có tính năng giới hạn quá áp lan truyền (transient) và chuyển hướng (divert) dòng điện sốc, nó có ít nhất một phần tử phi tuyến
2. SPD 1 cực: Thiết bị chống sét được mắc thanh mạch rẽ đối với mạch được bảo vệ, một thiết bị chống sét 1 cực có một cổng vào và ra riêng rẽ và không có thông số trở kháng nối tiếp cụ thể nào giữa 2 cực đó.
3. SPD 2 cực: Thiết bị chống sét có 2 cực vào và 2 cực ra với trở kháng nối tiếp cho từng cặp cực được chỉ rõ.
4. Thiết bị chống sét làm việc kiểu chuyển mạch theo điện áp (Voltage Switching type SPD): là thiết bị chống sét có trở kháng vào cao khi không có xung xuất hiện, nhưng có khả năng chuyển trạng thái trở kháng về mức thấp tức thời khi xuất hiện xung áp vượt ngưỡng, ví dụ điển hình cho các phần tử này là: khe hở phong điện (Sparkgap), ống phong điện (Gas tube), Thyristors và Triac. Các thiết bị chống sét sử dụng phần tử này đôi khi được gọi là kiểu “Đòn Bẩy – Crowbar - type”.
5. Thiết bị chống sét kiểu giới hạn điện áp (Voltage limiting type SPD): là thiết bị chống sét có trở kháng vào cao khi không có xung xuất hiện, nhưng sẽ chuyển trạng thái dẫn điện tăng lên (giảm trở kháng) khi xuất hiện xung dòng và áp. Ví dụ điển hình cho các thiết bị phi tuyến này là: varistor và suppressor diod. Các thiết bị này còn có tên gọi khác là kiểu “Kẹp – Clamping type”.
6. Thiết bị chống sét kiểu kết hợp – combination type SPD: là thiết bị chống sét kết hợp giữa phần tử chống sét kiểu chuyển mạch – voltage switching type với phần tử chống sét kiểu giới hạn điện áp – voltage limiting type và có thể làm việc theo chế độ chuyển mạch hoặc giới hạn điện áp hoặc kết hợp đồng thời cả hai tính năng trên tuỳ thuộc vào đặc tính đáp ứng điện áp từ nhà sản xuất của các phần tử nêu trên.
(Xem thêm trong tài liệu đính kèm)