Thí nghiệm điện: Đo điện trở một chiều

Thí nghiệm điện: Đo điện trở một chiều


Như đã biết với mỗi máy điện quay(động cơ...) hay tĩnh (máy biến áp...) thì trên mỗi cuộn dây luôn có R, L . Trong đó việc thí nghiệm xác định giá trị điện trở cuộn dây là một trong những điều kiện kiên quyết trước khi đưa máy điện vào vận hành. Một cách khái quát về đo điện trở một chiều:

Khái niệm điện trở một chiều
- Là điện trở thuần của cuộn dây trong máy điện được đo khi đặt một điện áp một chiều vào hai đầu cực của cuộn dây đó

Ý nghĩa của phép đo điện trở một chều
- Điện trở một chiều là thông số xác định tình trạng các cấu trúc phần dẫn dòng trong máy điện: cuộn dây chính, cuộn dây phân áp, các mối tiếp xúc của đầu vào và cấu trúc dẫn dòng bên trong, các cấu trúc dẫn điện của bộ chuyển nấc phân áp...

- Nếu giá trị điện trở một chiều cao có thế các vòng dây sắp đứt, các mối hàn bị bong... Còn khi điện trở cuộn dây nhỏ có thể cuộn dây đang bị chạm chập...

Phương pháp đo điện trở một chiều
- Hiện tại ở hầu hết các trung tâm thí nghiệm đã có thiết bị đo điện trở chuyên dụng, các thiết bị này tính toán và hiện giá trị cần đo trực tiếp trên màn hình. Nguyên lý chung: Thiết bị sẽ bơm dòng điện một chiều (I DC) vào cuộn dây >> trên cuộn dây xuất hiện V >> điện trở một chiều xác định dựa vào định luật Ohm: R = V/I.

- Đến đây ta tự hỏi cuộn dây có cả L cơ mà? Đó là khi bơm dòng một chiều vào cuộn dây >ZL= 0 (do ZL=jWL). Khi đó hiển thị trên thiết bị là giá trị điện trở của cuộn dây đó.

Xử lý số liệu điện trở một chiều
- Khi nhiệt độ khác với nhiệt độ tiêu chuẩn hoặc ghi trong lý lịch máy cần phải quy đổi điện trở cuộn dây về một cùng một nhiệt độ.

  • Công thức tính qui đổi điện trở một chiều theo nhiệt độ:

(Theo: dienkythuat.com)

Bình Luận
Cùng danh mục: Giải pháp đo lường điện

Phân biệt Hiệu chuẩn, kiểm định và hiệu chỉnh trong đo lường

13/07/2022 06:35:55 / Lượt xem: 808 / Người đăng: biendt

Việc sử dụng các thiết bị đo lường giúp ích rất nhiều cho con người trong các lĩnh vực đời sống, y tế, nghiên cứu khoa học. Để đảm bảo được sự chính xác cho các kết quả đo thì chúng ta cần đến việc hiệu chuẩn, kiểm định và hiệu chỉnh. Hiệu chuẩn là hoạt động nhằm xác định và thiết lập mối quan hệ giữa chuẩn đo lường với phương tiện đo. Từ đó đánh giá sai số và các đặc trưng về kỹ thuật, giá trị đo lường khác của đại lượng cần đo. Kiểm định là hoạt động kỹ thuật nhằm xác định, đánh giá sự phù hợp của các phương tiện đo so với yêu cầu pháp lý...

Giải thích sai số của thiết bị đo kiểu : ±xx%rdg ±yydgts

09/11/2021 09:15:04 / Lượt xem: 3331 / Người đăng: biendt

Trường hợp với sai số : ±xx%rdg±yydgts là số phần trăm của giá trị đọc và kết hợp sai số (dgts) cộng thêm với số cuối của màn hình hiện thị ở thiết bị kỹ thuật số. ±xx%rdg là phần trăm sai số của giá trị đọc. ±yydgts là phần kết hợp sai số dgt cộng thêm với số cuối của màn hình hiện thị và có thể được hiểu thêm là chữ số cuối cùng trên màn hình có thể thay đổi bằng ±yy lần đếm. Một vài thiết bị đo thì sai số yydgts là một giá trị cố định ở trong 1 thang đo. Ví dụ ±2%rdg±10mA, ±1%rdg+1mV...

Thí nghiệm điện : Thí nghiệm dầu biến áp

23/05/2020 11:31:12 / Lượt xem: 7342 / Người đăng: biendt

Thí nghiệm điện áp chọc thủng dầu máy biến áp để xác định độ bền điện của dầu MBA và có thể coi đây là đặc tính tổng hợp của dầu. Điện áp chọc thủng phụ thuộc vào sự có mặt của các điện tích tự do có trong nó, hay nói cách khác nó phụ thuộc vào sự tính khiết của dầu (không chứa tạp chất,bọt khí, nước...)

Thí nghiệm máy biến áp

09/03/2020 09:00:01 / Lượt xem: 10202 / Người đăng: biendt

Bao gồm ·- Ý nghĩa đo điện trở một chiều (điện trở cuộn dây) của máy biến áp. - Thí nghiệm không tải máy biến áp, - Đo cách điện máy biến áp . Việc đo điện trở một chiều (điện trở cuộn dây) trong máy biến áp là một hạng mục thí nghiệm chủ yếu là để xác định chất lượng chất lượng các mối nối, mối tiếp xúc từ cuộn dây cho đến đầu cực máy biến áp, sự bất thường của chính cuộn dây (có thể bị đứt hoặc ngắn mạch)

Thí nghiệm điện: Đo điện trở cách điện biến áp

25/02/2020 20:33:22 / Lượt xem: 3228 / Người đăng: biendt

Hầu hết các thiết bị điện đều có phần dẫn điện, nó có thể được cách điện với nhau và cách điện với vỏ thiết bị. Để đánh giá chất lượng thiết bị về phương diện cách điện, người ta biểu thị bằng một đại lượng đặc trưng là điện trở cách điện (viết tắt Rcđ), đơn vị MΩ Điện trở cách điện: là điện trở của cách điện khi đặt một điện áp một chiều vào cách điện của thiết bị điện