Phân biệt Hiệu chuẩn, kiểm định và hiệu chỉnh trong đo lường

Phân biệt Hiệu chuẩn, kiểm định và hiệu chỉnh trong đo lường


Việc sử dụng các thiết bị đo lường giúp ích rất nhiều cho con người trong các lĩnh vực đời sống, y tế, nghiên cứu khoa học. Để đảm bảo được sự chính xác cho các kết quả đo thì chúng ta cần đến việc hiệu chuẩn, kiểm định và hiệu chỉnh. Những cái tên gần giống nhau nhưng khái niệm cũng như mục đích của chúng hoàn toàn khác nhau. Hãy cùng chúng tôi học cách phân biệt hiệu chỉnh là gì, hiệu chuẩn là gì và kiểm định là gì?

1 - Hiệu chuẩn là gì?

Hiệu chuẩn là hoạt động nhằm xác định và thiết lập mối quan hệ giữa chuẩn đo lường với phương tiện đo. Từ đó đánh giá sai số và các đặc trưng về kỹ thuật, giá trị đo lường khác của đại lượng cần đo.

Hiệu chuẩn không mang tính chất bắt buộc, dựa vào kết quả hiệu chuẩn khách hàng tự quyết định xem thiết bị có sử dụng nữa hay không.

Giải thích các khái niệm trong hiệu chuẩn:

  • Chuẩn đo lường: là khái niệm chỉ phương tiện kỹ thuật dùng để thể hiện và duy trì đơn vị đo của đại lượng đo. Nó được dùng để làm chuẩn nhằm so sánh với phương tiện đo hoặc các chuẩn đo lường khác.
  • Phương tiện đo là phương tiện kỹ thuật sử dụng thực hiện phép đo.
  • Phép đo là tập hợp các thao tác xác định giá trị đo cho đại lượng cần đo.

(Nội dung theo Luật Đo lường số 04/2011/QH13 ngày 11/11/2011)

Mục đích của hiệu chuẩn là để làm gì:

  • Thực hiện hiệu chuẩn để duy trì các giá trị cho hệ thống chuẩn và hệ thống những phương tiện đo đang được dùng. Sự liên kết giữa chúng với các chuẩn đo lường sẽ đảm bảo được tính thống nhất và sự chính xác của phép đo.
  • Xác định sai số các phương tiện đo để điều chỉnh phương tiện đo cho phù hợp với các phép tính đo.
    Đảm bảo sự tin cậy của các phương tiện cho ra các kết quả đo chính xác cao.
  • Giúp tìm ra hỏng hóc hoặc tiên đoán được các hỏng hóc để sửa chữa các phương tiện đo một cách kịp thời.
  • Phù hợp các tiêu chuẩn chất lượng của ngành, của quốc gia hay tiêu chuẩn quốc tế.

Hiệu chỉnh là gì?

Hiệu chỉnh là các việc làm chỉnh sửa những sai sót của máy móc và các thiết bị để chúng có độ chính xác và độ tin cậy cần thiết.

Mục đích của việc hiệu chỉnh là gì?

Như vậy hiệu chỉnh một thiết bị đo là các hoạt động kiểm tra và nếu cần thiết thì điều chỉnh để cho kết quả đầu ra đồng bộ với các yếu tố đầu vào trong dải đo được quy định. Nếu như không được hiệu chỉnh đúng để cho kết quả đo chính xác thì một thiết bị hiện đại đến đâu cũng trở nên vô dụng.

2 - Kiểm định là gì?

Kiểm định là hoạt động kỹ thuật nhằm xác định, đánh giá sự phù hợp của các phương tiện đo so với yêu cầu pháp lý có đạt các chỉ tiêu kỹ thuật tương ứng cụ thể hay không. Kết quả sẽ do cơ quan kiểm định nhà nước xác định được là đạt hoặc không đạt.

Kiểm định là hoạt động mang tính chất bắt buộc đối với các phương tiện đo nằm trong “Danh mục các thiết bị bắt buộc kiểm định” theo nội dung quyết định số 13/2007/QĐ-BKHCN ngày 6/7/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Việc kiểm định chỉ được một đơn vị cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng thực hiện trong phạm vi được chỉ định.

Thiết bị đo sau khi kiểm định là đạt yêu cầu sẽ được dán tem kiểm định. Hoặc sẽ cấp giấy chứng nhận kiểm định từ cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường hoặc các cơ sở được uỷ quyền kiểm định Nhà nước và có chúng có giá trị pháp lý trong cả nước.

3 - Phân biệt Hiệu chuẩn, Kiểm định và Hiệu chỉnh

So sánh phân biệt hiệu chuẩn và kiểm định giống và khác nhau ở điểm gì?

Giữa hiệu chuẩn và kiểm định giống nhau :

Cả 2 việc đều là các hành động so sánh phương tiện đo với chuẩn để đánh giá mức độ sai số. Cùng với các đặc trưng kỹ thuật, đo lường khác của phương tiện đo.

Điểm khác nhau giữa hiệu chuẩn và phương pháp kiểm định:

Kiểm định bắt buộc áp dụng theo yêu cầu của pháp lý còn hiệu chuẩn theo tính chất tự nguyện. Dựa vào kết quả hiệu chuẩn mà tự khách hàng quyết định mình có nên tiếp tục sử dụng thiết bị đo lường đó nữa hay không.

Phân biệt hiệu chuẩn và Hiệu chỉnh : 

Hiệu chuẩn và Hiệu chỉnh là 2 hành động quy định khác nhau hoàn toàn về bản chất. Một bên hiệu chuẩn là đánh giá về sự sai số, kiểm tra tính chính xác của các máy móc thiết bị đo. Và một bên còn lại là hiệu chỉnh điều chỉnh để sửa chữa thiết bị nếu cần thiết để có được độ chính xác tin cậy.

(Theo nguồn : migco.vn)

Bình Luận
Cùng danh mục: Giải pháp đo lường điện

Giải thích sai số của thiết bị đo kiểu : ±xx%rdg ±yydgts

09/11/2021 09:15:04 / Lượt xem: 3825 / Người đăng: biendt

Trường hợp với sai số : ±xx%rdg±yydgts là số phần trăm của giá trị đọc và kết hợp sai số (dgts) cộng thêm với số cuối của màn hình hiện thị ở thiết bị kỹ thuật số. ±xx%rdg là phần trăm sai số của giá trị đọc. ±yydgts là phần kết hợp sai số dgt cộng thêm với số cuối của màn hình hiện thị và có thể được hiểu thêm là chữ số cuối cùng trên màn hình có thể thay đổi bằng ±yy lần đếm. Một vài thiết bị đo thì sai số yydgts là một giá trị cố định ở trong 1 thang đo. Ví dụ ±2%rdg±10mA, ±1%rdg+1mV...

Thí nghiệm điện : Thí nghiệm dầu biến áp

23/05/2020 11:31:12 / Lượt xem: 7614 / Người đăng: biendt

Thí nghiệm điện áp chọc thủng dầu máy biến áp để xác định độ bền điện của dầu MBA và có thể coi đây là đặc tính tổng hợp của dầu. Điện áp chọc thủng phụ thuộc vào sự có mặt của các điện tích tự do có trong nó, hay nói cách khác nó phụ thuộc vào sự tính khiết của dầu (không chứa tạp chất,bọt khí, nước...)

Thí nghiệm máy biến áp

09/03/2020 09:00:01 / Lượt xem: 10402 / Người đăng: biendt

Bao gồm ·- Ý nghĩa đo điện trở một chiều (điện trở cuộn dây) của máy biến áp. - Thí nghiệm không tải máy biến áp, - Đo cách điện máy biến áp . Việc đo điện trở một chiều (điện trở cuộn dây) trong máy biến áp là một hạng mục thí nghiệm chủ yếu là để xác định chất lượng chất lượng các mối nối, mối tiếp xúc từ cuộn dây cho đến đầu cực máy biến áp, sự bất thường của chính cuộn dây (có thể bị đứt hoặc ngắn mạch)

Thí nghiệm điện: Đo điện trở một chiều

25/02/2020 20:38:41 / Lượt xem: 10592 / Người đăng: biendt

Như đã biết với mỗi máy điện quay (động cơ...) hay tĩnh (máy biến áp...) thì trên mỗi cuộn dây luôn có R, L . Trong đó việc thí nghiệm xác định giá trị điện trở cuộn dây là một trong những điều kiện kiên quyết trước khi đưa máy điện vào vận hành. Điện trở một chiều là thông số xác định tình trạng các cấu trúc phần dẫn dòng trong máy điện: cuộn dây chính, cuộn dây phân áp, các mối tiếp xúc của đầu vào và cấu trúc dẫn dòng bên trong, các cấu trúc dẫn điện của bộ chuyển nấc phân áp...

Thí nghiệm điện: Đo điện trở cách điện biến áp

25/02/2020 20:33:22 / Lượt xem: 3446 / Người đăng: biendt

Hầu hết các thiết bị điện đều có phần dẫn điện, nó có thể được cách điện với nhau và cách điện với vỏ thiết bị. Để đánh giá chất lượng thiết bị về phương diện cách điện, người ta biểu thị bằng một đại lượng đặc trưng là điện trở cách điện (viết tắt Rcđ), đơn vị MΩ Điện trở cách điện: là điện trở của cách điện khi đặt một điện áp một chiều vào cách điện của thiết bị điện