Đóng cắt thiết bị xoay chiều bằng Triac - Một nguyên lý của relay bán dẫn (SSR)

Đóng cắt thiết bị xoay chiều bằng Triac - Một nguyên lý của relay bán dẫn (SSR)


Từ lâu việc dùng rơ le để đóng cắt được sử dụng phổ biến cho các thiết bị hoạt động ở điện áp cao. Nhưng việc sử dụng rơ le đóng cắt có 2 nhược điểm lớn: gây ồn, và gây nhiễu cho các thiết bị xung quanh. Một phương án giải quyết vấn đề này là sử dụng TRIAC kết hợp với opto-coupler. Phương pháp này ngày nay được sử dụng rất rộng rãi trong các mạch dimmer, đóng cắt động cơ...

Các linh kiện cần sử dụng để kiểm tra:
+ R1 (360 Ohms, 1W)
+ R2 (470 Ohms, 1W)
+ R3 (39 Ohms, 1W)
+ C3 (0.01uF, 400V, tụ gốm)
+ TRIAC (BT136)
+ IC1 MOC3041 (OPTO-COUPLER)
+ Bóng đèn dây tóc.

Với mạch điện ở trên, ta có thể sử dụng điện áp nhỏ để điều khiển các thiết bị cao áp. Ví dụ, sử dụng vi điều khiển để điều khiển bóng đèn 220V hoặc các thiết bị khác chạy ở điện áp cao.

Hoạt động của mạch như sau:

Điều kiện ON:

Khi điện áp 5V được đặt vào chân 1&2 của opto-coupler, mạch zero-crossing được built-in trong MOC3041 sẽ tự động phát hiện khi sóng hình sin của điện áp xoay chiều đi qua điểm 0 để mở thông 2 chân 4&6. Khi chân 4&6 thông sẽ dẫn dòng vào cực GATE của TRIAC (TRIAC pin3) và TRIAC sẽ bắt đầu dẫn dòng chính giữa 2 chân 2&1, đèn sáng!

Lưu ý: MOC3041 do có zero-crossing được built-in trong chip nên thực tế, bạn không thực sự điều khiển được TRIAC đóng cắt. MOC3041 không thể sử dụng để điều chỉnh độ sáng của đèn. Để làm các mạch dimmer điều chỉnh độ sáng của đèn cần sử dụng loại random-phase opto như MOC3052, MOC3021.

Điều kiện OFF:
- Bây giờ khi ta thực hiện tắt đèn, điện áp 0V được đặt vào 2 chân 1&2, chân 6&4 không thông dẫn đến không có dòng vào cực GATE của TRIAC. TRIAC ngừng dẫn dòng giữa 2&1, đèn tắt!

Một số điểm cần lưu ý:
- Dòng ra vi điều khiển để kích opto phải đủ lớn, ít nhất phải đạt 20mA. Nếu vi điều khiển của bạn không thỏa mãn thì có thể sử dụng transistor như trên hình.

- Công suất đóng cắt tải phụ thuộc vào công suất của Triac. Do đó cần phải xem công suất đóng cắt và lựa chọn triac cho hợp lý.

- Opto lựa chọn phải là loại Opto có chức năng zero-crossing được tích hợp bên trong Opto.

- Vùng màu đỏ số 3 được khoanh vùng ở trên gọi là snubber, mạch chống cháy cho TRIAC. Sử dụng khi ta cần đóng mở tải cảm (inductive load). Khi tải cảm (VD: động cơ) bị ngắt điện đột ngột, điện áp tính theo công thức U=Ldi/dt sẽ vọt lên rất lớn, có thể đánh thủng TRIAC. Do đó ta cần tụ để tạo dao động và điện trở để tiêu tán năng lượng của cuộn dây.

Lợi ích của mạch đóng cắt bằng TRIAC:

- Sử dụng đóng cắt các mạch điện xoay chiều.

- Không tạo tiếng ồn.

- Không gây nhiễu sóng hài.

- An toàn điện do được cách li giữa khối điều khiển và khối công suất bằng opto quang.

- Có thể sử dụng cho các ứng dụng yêu cầu việc đóng cắt nhanh (fast switching). 

Bình Luận
biendt - 11/04/2022 - 04:14:15

ngusi1st  Cảm ơn bạn đã đóng góp! Mình đã sửa và bổ sung lại bài viết!


ngusi1st - 21/05/2017 - 03:04:01

Cái vụ "có thể sử dụng cho ... điện một chiều" là lộn xộn nhe! Điện DC thì On được nhưng không Off được!


namvidu - 13/05/2017 - 09:16:42

anh ơi cho em xin công thức tính snubber với


Cùng danh mục: Mạch điện tử ứng dụng

Mạch nguồn điều chỉnh 1.25V-37V, 5A sử dụng LM338

04/10/2023 21:07:24 / Lượt xem: 828 / Người đăng: biendt

LM338: IC biến đổi điện áp đầu ra mong muốn. Có dải điện áp đầu vào lớn nhất 40VDC. Điện áp đầu ra điều chỉnh dải tuyến tính 1.25V – 37VDC, Dòng điện lớn nhất: 5A. Cần đảm bảo tản nhiệt cho LM338 tốt để cho dòng điện đầu ra ổn định 5A. Đây là một mạch nguồn cung cấp điều chỉnh điện áp đầu ra mong muốn, ứng dụng trong cung cấp nguồn cho thiết bị điện tử, sạc pin, thắp sáng, điều chỉnh nhiệt,…

Mạch khuếch đại tai nghe (headphone) HI-FI đơn giản

01/09/2022 09:29:36 / Lượt xem: 1895 / Người đăng: biendt

Đây là DIY bộ khuếch đại tai nghe (headphone) HI-FI đơn giản. Toàn bộ nội dung bài viết chúng tôi lấy từ website : www.gc.digitw.com. Bạn đọc tham khảo để ứng dụng cho các dự án của mình. Ưu điểm của mạch : Sử dụng linh kiện giá thành siêu rẻ NE555 (khối Opam) để thực hiện, dễ mua và giá thành rẻ. Ngoài ra các bạn có thể dùng các opam khác tốt hơn như TL082, OP2134...

Mạch hẹn giờ 1 - 10 phút sử dụng IC 555

25/08/2017 21:43:35 / Lượt xem: 18381 / Người đăng: biendt

Mạch bắt đầu hoạt động khi SW được gạt lên vị trí ON. Đèn LED màu vàng sẽ hiện thị trong khoảng thời gian được cài đặt sẵn. Khi chu kỳ thời gian hết thì LED màu vàng sẽ tắt , đèn LED màu đỏ sẽ bật và kèm theo tiếp còi kêu.Thời gian cài đặt được thiết lập điều chỉnh bằng biến trở 1Mohm và nó có thể điều chỉnh được từ 1 - 10 phút. Để tính toán chính xác thời gian này ta dựa vào công thức tính tần số của 555.

Mạch biến đổi điện áp tuyến tính với đầu vào điện áp cao

08/04/2017 10:35:56 / Lượt xem: 5675 / Người đăng: biendt

Thông thường ta sử dụng IC 3 chân để biến đổi điện áp tuyến tính. Ví dụ như LM317 nhưng nó chỉ điều chỉnh được điện áp đầu vào trong khoảng 30VDC. IC LR8A của hãng Supertex Inc là một giải pháp nó có thể chấp nhận đầu vào lớn đến tới 450V và dòng điện đầu ra khoảng 0.5mA ~ 10mA

Mạch phát hiện điện áp điểm 0 có cách ly - Voltage Zero Crossing Detector

03/09/2016 15:39:28 / Lượt xem: 15746 / Người đăng: biendt

Mạch phát hiện điện áp điểm 0 của điện áp xoay chiều hình Sin. Ứng dụng trong việc lấy đồng bộ như điều khiển triac, thyritor...Mạch phát hiện chính xác, tiếp kiệm năng lượng, cách ly hoàn toàn với nguồn xoay chiều...Giải làm việc từ 100V-240VAC, tần số 50/60Hz.