Mạch đếm lui (Nghịch) từ 99 xuống 00

Mạch đếm lui (Nghịch) từ 99 xuống 00


Khi học môn điện tử số chúng ta thấy các con IC số giúp chúng ta thiết kế mạch khá là đơn giản và nhanh chóng. Các IC đếm, IC giải mã, IC mã hóa, IC logic... Các IC này giúp chúng ta tạo được mạch điện tử theo mục đích của chúng ta. Khi học xong môn điện tử số thì chúng ta ứng dụng những con IC này vào các bài toán đơn giản để chúng ta hiểu được IC số thế nào. Hôm nay tôi hướng dẫn các bạn làm bài toán đơn giản là " Thiết kế bộ đếm lùi (nghịch) từ 99 về 00" Để cho chúng ta hiểu được các IC số nghép nối như thế nào để được mạch đếm theo yêu cầu của bài toán

[separator]
Nói đến bài toán đếm chúng ta nghĩ ngay đến việc là đếm xung. Các IC số sẽ đếm sườn lên hay sườn xuống của xung đầu vào cần đếm ( Đếm ở đây là đếm xung vuông) mỗi giá trị sườn lên hay sườn xuống của xung được đưa vào IC đếm và được mã hóa ra BCD hay là mã hóa ra cái khác. Từ cái đã mã hóa ra BCD ta sẽ dùng IC giải mã BCD ra mã khác để hiện thị. Đếm lùi nó cũng tương tự như đếm lên khác là giá trị đếm được đếm từ cao xuống thấp.
Mạch đếm biendt trình bày có 3 mảng chính :
1) Phần tạo xung đếm
Cái tạo ra xung vuông đơn giản mà dễ làm chính là IC-555. Loại IC này có tác dụng tạo ra xung vuông có thể điều chỉnh được tần số đầu ra một cách đơn giản. Sơ đồ ghép nối rất đơn giản như sau :


Tần số đầu ra được tính rất đơn giản : F = 1/(Ln2.C.(R1 + 2R2)) ( Hz)
Đồng thời IC này rất dễ kiếm trên thị trường và kinh tế nữa. Các bạn có thể dễ dàng tạo dao động được từ IC này.
2) Phần IC đếm xung và giải mã ra BCD
Do trong bài toán này là của chúng ta là bài toán đếm lùi nên chúng ta phải sử dụng IC đếm lùi. Bài toán này biendt dùng IC đếm : 74LS190
74LS190 là IC dòng TTL dùng để đếm lên và đếm xuống chia 10 hay gọi là vi mạch thuận nghịch thập phân (MOD10). Khi có xung vào chân đếm của 74LS190 thì tùy vào điều kiện mà chúng ta cấu hình đếm lên hay đếm xuống thì IC này cứ mỗi sườn lên của xung đầu vào thì nó giải mã ra mã BCD. Nếu mà đếm xuống thì nó sẽ đếm và giải mã kiểu này : Xung vào thứ 1 nó giải mã BCD ra (0001) tức là số 9, tương tự như vậy thì xung thứ 2 nó giải mã BCD ra (1000) tức là số 8 cứ thế cho đến xung thứ 9 và BCD là số 0. Còn đếm lên thì ngược lại.
Hình dạng sơ đồ chân của 74LS1190:


Chức năng của từng chân như sau:
+ Vcc là chân cấp nguồn 5V
+ GND là chân cấp nguồn Mass
+ Q0 đến Q3 là đầu ra của bộ đếm mã BCD
+ CP là ngõ vào cấp xung Clock cho mạch đếm
+ CE là ngõ cho vào tích cực luôn đặt ở mức logic 0
+ U/D : Chân cấu hình cho đếm lên hay đếm xuông.. Nếu đếm lên thì mức 0 và đếm lùi là 1
+ PL là ngõ đầu vào thiết lập trạng thái đầu cho mạch đếm : PL = 0 ; Qi = Ai ( i=0,1,2,3)
+ A0 đến A3 là các đầu vào dữ liệu
+ TC và RC là hai ngõ ra dùng để kết nối liên tầng giữa hai con 74LS190
Để IC này đếm đúng và chạy đúng thì các bạn cần chú ý đặt mức logic đúng cho các chân đầu vào. Mọi thông tin chi tiết hơn các bạn có thể tham khảo trực tiếp datasheet của nó.
3) Phần hiện thị lên LED 7 thanh
Do đầu ra của 74LS190 là mã BCD do đó để hiện thị lên LED 7 thì cần phải mã hóa ra mã của LED 7 thanh. Do đó ta dùng IC mã hóa là 74LS47. Loại IC này cũng rất đơn giản và dễ kiếm tác dụng của nó là đầu vào BCD sau đó giải mã ra LED 7 tương ứng.
Sơ đồ để cấu hình chân của nó trong bảng chân lý sau :

Để rõ hơn thông tin về IC 74LS47 thì các bạn tham khảo tại datasheet.
4) Mạch nguyên lý và nguyên tắc hoạt động, Mô phỏng.
a) Sơ đồ mạch

Khi đã phân tích các phần tạo nên mạch đếm này biendt đưa ra mạch chi tiết các bạn có thể tham khảo


Trong những con IC nó thiếu mất các chân nguồn nuôi các bạn cần cho nguồn nuôi vào mạch. Trên sơ đồ nguyên lý ko hiện thị.
b) Nguyên tắc hoạt động
Mạch đềm lùi từ 99 về 00 có 3 khối chính : Khối tạo xung, khối giải mã, khối mã hóa hiện thị.
IC 555 có tác dụng tạo ra các xung đếm liên tục cấp cho U2 để đếm. Đếm nhanh hay đếm chậm ta có thể điều chỉnh được tần số đếm trên con IC 555 bằng biên trở R3.
Khi có xung đếm vào chân 14 của U2 thì U2 bắt đầu đếm số lượng xung vào và nó. Xung đầu vào là 0 ch0 đến 9 thì U2 giải mã BCD từ 9 về 0 đồng thời cấp cho U4 mã hóa ra LED 7. Trên LED 7 vạch sẽ hàng đơn vị sẽ chạy từ 9 về 0. Khi hết 1 chu kì đếm thì U2 tự động reset và xuất 1 xung ra chân số 13 của U2 và U2 lại đếm lại từ đầu như trên.
Khi quá trình đầu thì U1 chưa nhận được xung nào thì vị trí của LED hàng trục là số 9. KHi chân số 13 của U2 được đưa lên 1 thì chân số 14 của U1 được nhận 1 xung và U1 đếm xung như U2. Quá trình cứ như vậy. Khi U2 hết chu kì thì lại cấp cho U1 1 xung. Như thế nó sẽ đếm từ 99 về 00.
CHú ý : Trong con 74LS190 có chân PL rất quan trọng nó có thể cho chúng ta thiết kế bộ đếm từ 99 về 50, 51....nếu chân này là ở mức 0 thì IC đếm chưa đếm hết chu kì cũng tự reset lại chu kì mới. Cái này các bạn xem ký bảng chân lý của mã BCD và kết hợp với các cổng logic là thiết kế được.
c) Mô phỏng
Do cái này tôi không thực hiện trên mạch thật vì tôi thấy mô phỏng trên Protues đối với IC số là rất chính xác nên tôi làm trên Protues.

Bình Luận
biendt - 22/04/2015 - 09:09:36

Nếu dùng IC này thì không đếm được từ 37 xuống 0. Chỉ đếm từ 99 về một giá trị nào đó.


congdttt - 14/04/2015 - 12:00:46

vậy muốn thay đổi số đếm lùi thì làm thế nào ạ,ví dụ 37-0 thì cần sửa chỗ nào ạ


Cùng danh mục: Điện tử ứng dụng

DIY - Mạch sạc acquy 12V tự ngắt đơn giản

18/08/2023 21:35:22 / Lượt xem: 774 / Người đăng: biendt

Bạn phải làm gì khi mà bộ sạc pin hiện tại không thể dừng lại quá trình sạc khi mà bình ắc qui đã đầy. Bình ắc qui bị nóng lên, bình bị phồng, có thể gây cháy nổ hoặc làm bình của bạn bị hỏng. Nếu như vậy, bạn cần một thiết bị/hay mạch sạc tự động có thể tự động ngắt khi bình đã sạc đủ điện. Vì vậy, bạn có thể lắp một mạch điện đơn giản, theo sơ đồ mạch dưới đây để quá trình sạc diễn ra tự động, bạn không còn bận tâm việc phải canh thời gian để ngắt nguồn sạc, và nỗi lo quên ngắt nguồn điện ngây hỏng bình ắc qui nữa.

Tổng quan về mạch Snubber - Phần I

09/04/2023 23:55:20 / Lượt xem: 1119 / Người đăng: Saonam Tronics

Tôi biết nhiều bạn học điện tử nhưng kiến thức về mạch snubber rất hạn chế, hiểu mơ hồ về nó. Đây là bài viết mở đầu cho tổng quan về mạch Snubber, hy vọng trang bị cho các bạn yêu thích bộ môn điện tử học kiến thức bổ ích về loại mạch rất phổ biến này. ác bạn kỹ thuật viên điện tử thường dùng oscillocope để đo "nhịp tim'' của mạch sw thỉnh thoảng hay gặp hình ảnh này ''điện áp thoáng đột biến và đổ chuông'', điều đó chứng tỏ rằng mạch điện đang gặp nhiều vấn đề nguy hại, nhiều, nhưng tôi tập trung 3 vấn đề chính sau

TTP224 - IC 4 nút cảm ứng điện dung

18/09/2022 16:00:00 / Lượt xem: 1135 / Người đăng: biendt

Ngày nay ở một số thiết bị gia dụng, thiết bị điện, điện tử sử dụng nút bấm nằm trên mặt phẳng cứng, ví dụ nút bấm trên một số loại bếp từ, nút bấm trong bảng công tắc điều khiển nhà thông minh, nút back của một số điện thoại…đó là các nút bấm điện dung. Đặc điểm của các loại nút này là chỉ cần chạm, không cần nhấn nút và ta cũng không thể nhấm “lõm” như những nút bấm cơ bình thường vì chúng được vẽ trên mặt nhựa hoặc mặt kính phẳng.

Hướng dẫn sử dụng module SIM800, SIM900 : Cơ bản chung và các tập lệnh cơ bản

31/05/2022 08:13:45 / Lượt xem: 3532 / Người đăng: biendt

SIM800 và SIM900 là hai module GSM giống nhau tính năng cơ bản : Băng tần (GSM850, EGSM900, DCS1800, PCS1900), Dữ liệu (SMS, GPRS, FM), giao tiếp với chíp điều khiển (Nối tiếp AT)...Nhưng với SIM800 cải tiến mới thì hỗ trợ thêm một số tính năng hỗ trợ Bluetooth và các lệnh AT cho FM/Bluetooth, cải thiện tín hiệu, giá thành rẻ. Những dự án xây dựng các hệ thống điều khiển từ xa, gửi nhận dữ liệu thu thập từ các cảm biến…

Mạch Dimmer điều khiển tải AC hoạt động như thế nào?

17/04/2022 16:18:16 / Lượt xem: 4420 / Người đăng: biendt

Dimmer là một bộ điều khiển công suất đơn giản, sử dụng Triac, có mạch nguyên lý rất đơn giản và chi phí rất thấp. Do vậy chúng rất phổ biến trong các thiết bị điện dân dụng và công nghiệp. Dimmer là điều khiển, thay đổi điện áp ra tải từ đó cường độ dòng điện (Công suất) cũng thay đổi theo. Do đó được ứng dụng điều khiển như điều chỉnh độ sáng của bóng đèn, lò sưởi, tốc độ vòng quay trong các thiết bị công suất....