Quy tắc đánh số thiết bị trong hệ thống điện

Quy tắc đánh số thiết bị trong hệ thống điện


Tại nhà máy điện, trạm điện và các thiết bị chính, thiết bị phụ trợ đều phải được đặt tên, đánh số. Các thiết bị chính phải đánh số theo quy định, các thiết bị phụ phải đánh số thứ tự theo thiết bị chính và thêm các ký tự tiếp theo để phân biệt.

1. Đánh số cho cấp điện áp:

– Điện áp 500 kV: Lấy chữ số 5

– Điện áp 220 kV: Lấy chữ số 2

– Điện áp 110 kV: Lấy chữ số 1

– Điện áp 66 kV: Lấy chữ số 7

– Điện áp 35 kV: Lấy chữ số 3

– Điện áp 22 kV: Lấy chữ số 4

– Điện áp 15 kV : Lấy chữ số 8 (riêng điện áp đầu cực máy phát điện, máy bù đồng bộ / 15 kV đều lấy số 9)

– Điện áp 10 kV: Lấy chữ số 9 (điện áp đầu cực máy phát điện, máy bù đồng bộ / 10 kV đều lấy số 9)

– Điện áp 6 kV: Lấy chữ số 6 (điện áp đầu cực máy phát điện, máy bù đồng bộ < 10 kV đều lấy số 6)

– Các cấp điện áp khác do cấp điều độ có quyền điều khiển tự quy định.

2. Đặt tên thanh cái:

– Ký tự thứ nhất lấy là chữ C.

– Ký tự thứ hai chỉ cấp điện áp.

– Ký tự thứ ba chỉ số thứ tự thanh cái, riêng số 9 ký hiệu thanh cái vòng.

Ví dụ: 

– C12: biểu thị thanh cái 2 điện áp 110 kV.

– C21: biểu thị thanh cái 1 điện áp 220 kV.

– C29: biểu thị thanh cái vòng điện áp 220 kV.

3. Tên của máy phát hoặc máy bù đồng bộ:

– Ký tự đầu được quy định như sau: 

    + Đối với nhiệt điện hơi nước: Ký hiệu là chữ S.

    + Đối với thủy điện: Ký hiệu là chữ H.

    + Đối với tuabin khí: ký hiệu là chữ GT.

    + Đối với đuôi hơi của tuabin khí: Ký hiệu là chữ ST.

    + Đối với điesel: Ký hiệu là chữ D.

    + Đối với máy bù quay: Ký hiệu là chữ B.

– Ký tự tiếp theo là số thứ tự của máy phát.

Ví dụ: 

– S1: biểu thị tổ máy phát nhiệt điện số một.

– GT2: biểu thị tổ máy tua -bin khí số hai.

4. Tên máy biến áp:

– Ký tự đầu được quy định như sau: 

   + Đối với máy biến áp 2 hoặc 3 dây quấn ký hiệu là chữ T.

   + Đối với máy biến áp tự ngẫu ký hiệu là AT.

   + Đối với máy biến áp tự dùng ký hiệu là TD.

   + Đối với máy biến áp kích từ máy phát ký hiệu là TE.

   + Đối với máy biến áp tạo trung tính ký hiệu là TT.

– Ký tự tiếp theo là số thứ tự của máy biến áp. Đối với máy biến áp tự dùng ký tự tiếp theo là cấp điện áp và số thứ tự.

Ví dụ: 

– T1: biểu thị máy biến áp số một.

– T2: biểu thị máy biến áp số hai.

– TD41: biểu thị máy biến áp tự dùng số một cấp điện áp 22 kV.

– AT1: biểu thị máy biến áp tự ngẫu số một.

5. Tên của máy cắt điện:

–  Ký tự thứ nhất đặc trưng cho cấp điện áp, được quy định tại Điều 70 của Quy trình này. Riêng đối với máy cắt của tụ ký tự thứ nhất là chữ T, kháng điện ký tự thứ nhất là chữ K còn ký tự thứ hai đặc trưng cho cấp điện áp.

–  Ký tự thứ hai (ba đối với máy cắt kháng và tụ) đặc trưng cho vị trí của máy cắt, được quy định như sau:

   + Máy cắt máy biến áp: Lấy số 3. 

   + Máy cắt của đường dây: Lấy số 7 và số 8 (hoặc từ số 5 đến 8 nếu sơ đồ phức tạp).

   + Máy cắt của máy biến áp tự dùng: Lấy số 4.

   + Máy cắt đầu cực máy phát điện: Lấy số 0.

   + Máy cắt của máy bù quay: Lấy số 0.

   + Máy cắt của tụ bù ngang: Lấy số 0. 

   + Máy cắt của tụ bù dọc: Lấy số 0 (hoặc 9 nếu sơ đồ phức tạp). 

   + Máy cắt của kháng điện: Lấy số 0 (hoặc 9 nếu sơ đồ phức tạp).

– Ký tự thứ thứ ba (bốn đối với máy cắt kháng và tụ) thể hiện số thứ tự: 1,2,3…

   + Đối với máy cắt của thanh cái đường vòng hai ký tự tiếp theo ký tự thứ nhất là: 00.

   + Đối với máy cắt liên lạc giữa hai thanh cái hai ký tự tiếp theo ký tự thứ nhất là số của hai thanh cái:

   + Đối với sơ đồ hai thanh cái (hoặc một thanh cái có phân đoạn) đánh số các máy cắt ở thanh cái chẵn thì đánh số thứ tự chẵn, các máy cắt ở thanh cái lẻ thì đánh số thứ tự lẻ.

   + Đối với sơ đồ đa giác đánh số các máy cắt theo máy cắt đường dây;

   + Đối với sơ đồ 3/2 (một rưỡi), sơ đồ 4/3: tuỳ theo sơ đồ có thể đánh số theo các cách sau:

  • Đánh số các máy cắt theo máy cắt đường dây.
  • Đánh số ký tự thứ hai máy cắt ở giữa (không nối với thanh cái) số 5 hoặc số 6. 
  • Đánh số ký tự thứ ba theo thứ tự ngăn lộ.

Ví dụ: 

– 371: biểu thị máy cắt đường dây 35 kV mạch số một.

– 131: biểu thị máy cắt của máy biến áp số 1 cấp điện áp 110 kV.

– 641: biểu thị máy cắt của máy biến áp tự dùng số 1 cấp điện áp 6 kV.

– 903: biểu thị máy cắt của máy phát điện số ba, điện áp- 10 kV. 

– K504: biểu thị máy cắt của kháng điện số 4 của thanh cái, điện áp 500 kV.

– 100: biểu thị máy cắt vòng điện áp 110 kV.

– 212: biểu thị máy cắt liên lạc thanh cái điện áp 220 kV.

6. Tên của kháng điện:

– Hai ký tự đầu là chữ KH, riêng kháng trung tính ký hiệu là KT.

– Ký tự thứ 3 đặc trưng cho cấp điện áp.

– Ký tự thứ 4 là số 0.

– Ký tự thứ 5 là số thứ tự của mạch mắc kháng điện.

Ví dụ: 

– KH504: biểu thị kháng điện 500 kV mắc ở mạch số bốn.

– KT303: biểu thị kháng trung tính 35 kV mắc ở trung tính máy biến áp số 3. 

7. Tên của tụ điện: 

– Ba ký tự đầu: Đối với tụ bù dọc lấy là các chữ TBD, đối với tụ bù ngang lấy là các chữ TBN.

– Ký tự thứ 4 đặc trưng cho cấp điện áp.

– Ký tự thứ 5 là số 0.

– Ký tự thứ 6 là số thứ tự của mạch mắc tụ điện đối với tụ bù dọc, đối với tụ bù ngang lấy theo số thứ tự của bộ tụ. 

Ví dụ: 

– TBD501: Biểu thị tụ bù dọc điện áp 500 kV mắc ở mạch số một.

– TBN302: biểu thị tụ bù ngang điện áp 35 kV mắc ở mạch số hai.

8. Tên của các máy biến điện áp:

– Ký tự đầu là TU.

-Các ký tự tiếp theo lấy tên thiết bị mà máy biến điện áp đấu vào. Đối với các thiết bị mà tên của thiết bị không thể hiện rõ cấp điện áp thì sau hai ký tự đầu sẽ là ký tự đặc trưng cho cấp điện áp, tiếp theo là tên thiết bị.

Ví dụ: 

– TU171: biểu thị máy biến điện áp ngoài đường dây 110 kV 171.

– TUC22: biểu thị máy biến điện áp của thanh cái số hai điện áp 220 kV.

– TU5T2: biểu thị máy biến điện áp của máy biến áp T2 phía 500 kV.

9. Tên của các máy biến dòng điện:

– Hai ký tự đầu là TI.

– Các ký tự tiếp theo lấy tên thiết bị mà máy biến dòng điện đấu vào. Đối với các thiết bị mà tên của thiết bị không thể hiện rõ cấp điện áp thì sau hai ký tự đầu sẽ là ký tự đặc trưng cho cấp điện áp, tiếp theo là tên thiết bị.

Ví dụ: 

– TI171: biểu thị máy biến dòng điện cấp điện áp 110 kV nối với máy cắt 171.

10. Tên điện trở trung tính:

Tên điện trở trung tính đấu vào điểm trung tính của máy biến áp hoặc kháng điện 

– Các ký tự đầu là chữ RT biểu thị điện trở trung tính.

– Ký tự tiếp theo đặc trưng cho cấp điện áp.

-. Ký tự tiếp theo là tên của thiết bị mà RT được đấu vào.

Ví dụ:

– RT1T1: biểu thị điện trở trung tính đấu vào trung tính cuộn 110 kV của máy biến áp T1.

11. Tên của chống sét:

– Hai ký tự đầu lấy chữ CS.

– Ký tự tiếp theo lấy tên của thiết bị được bảo vệ. Đối với các thiết bị mà tên của thiết bị không thể hiện rõ cấp điện áp thì sau hai ký tự đầu sẽ là ký tự đặc trưng cho cấp điện áp, tiếp theo là tên thiết bị. Đối với chống sét van nối vào trung tính máy biến áp cấp điện áp lấy số 0.

Ví dụ: 

– CS1T1: biểu thị chống sét của máy biến áp T1 phía điện áp 110 kV.

– CS0T1: biểu thị chống sét mắc vào trung tính máy biến áp T1. 

– CS271: biểu thị chống sét của đường dây 271.

12. Tên của dao cách ly: 

–  Các ký tự đầu là tên của máy cắt hoặc thiết bị nối trực tiếp với dao cách ly (đối với dao cách ly của TU, các ký tự đầu tiên là tên của TU, tiếp theo là tên thiết bị nối trực tiếp với dao cách ly), tiếp theo là dấu phân cách (-).

–  Ký tự tiếp theo được quy định như sau:

   + Dao cách ly thanh cái lấy số thứ tự của thanh cái nối với dao cách ly.

   + Dao cách ly đường dây (dao cách ly phía đường dây) lấy số 7.

   + Dao cách ly nối với máy biến áp lấy số 3.

   + Dao cách ly nối với thanh cái vòng lấy số 9.

   + Dao cách ly nối tắt một thiết bị lấy số 0 hoặc số 9.

   + Dao cách ly nối tới phân đoạn nào (phía phân đoạn nào) thì lấy số thứ tự của phân đoạn thanh cái (hoặc thanh cái) đó.

   + Tên dao cách ly nối với điện trở trung tính hoặc kháng trung tính lấy số 0.

Ví dụ: 

– 331-3: biểu thị dao cách ly của máy biến áp T1 điện áp 35 kV.

– K501-1: biểu thị dao cách ly kháng số 1 cấp điện áp 500 kV nối với thanh cái số 1.

 
– TUC22-2: biểu thị dao cách ly máy biến điện áp của thanh cái số hai điện áp 220 kV nối với thanh cái số 2.

– 171-7: biểu thị dao cách ly ngoài đường dây 110 kV của máy cắt 171.

– 272-9: biểu thị dao cách ly của máy cắt 272 nối với thanh cái đường vòng.

– 275-0: Biểu thị dao cách ly nối tắt máy cắt 275.

– KT301-0: biểu thị dao trung tính cuộn 35 kV của máy biến áp T1 nối với kháng trung tính KT301.

13. Tên cầu chì:

– Các ký tự đầu: Đối với cầu chì thường lấy chữ CC, đối với cầu chì tự rơi lấy chữ FCO.

– Ký tự tiếp theo là dấu phân cách (-) và tên của thiết bị được bảo vệ.

Ví dụ: 

– CC-TUC31: biểu thị cầu chì của máy biến điện áp thanh cái C31.

14. Tên dao tiếp địa: 

– Các ký tự đầu là tên dao cách ly hoặc thiết bị có liên quan trực tiếp. 

– Ký tự tiếp theo đặc trưng cho tiếp địa, được quy định như sau:

   + Tiếp địa của đường dây và tụ điện lấy số 6.

   + Tiếp địa của máy biến áp, kháng điện và TU lấy số 8.

   + Tiếp địa của máy cắt lấy số 5.

   + Tiếp địa của thanh cái lấy số 4.

   + Tiếp địa trung tính máy biến áp hoặc kháng điện lấy số 08.

Ví dụ: 

– 271-76: biểu thị dao tiếp địa ngoài đường dây 271.

– 331-38: biểu thị dao tiếp địa của máy biến áp T1 phía 35 kV.

– 171-15: biểu thị dao tiếp địa máy cắt 171 phía dao cách ly 171-1.

– 131-08: biểu thị dao tiếp địa trung tính cuộn dây 110 kV của máy biến áp số 1.

15. Các thiết bị đóng cắt ở các nhánh rẽ, các phân đoạn giữa:

– Đối với máy cắt phân đoạn đường dây đánh số như máy cắt đường dây, máy cắt rẽ nhánh xuống máy biến áp đánh số như máy cắt máy biến áp.

– Đối với dao cách ly phân đoạn đường dây hoặc dao cách ly nhánh rẽ các ký tự đầu đánh số như quy định Điều 81 (đánh số dao cách ly được thực hiện giả thiết như có máy cắt).

– Các ký tự cuối cùng là dấu phân cách (/) và vị trí cột phân đoạn hoặc rẽ nhánh.

Ví dụ: 

– 371/XX: biểu thị máy cắt 371 phân đoạn đường dây ở cột số XX điện áp 35 kV.

– 171-7/XX: biểu thị dao cách ly phân đoạn đường dây 110 kV ở số cột XX.

– 171-76/XX: biểu thị dao cách ly tiếp địa đường dây 110 kV ở số cột XX.

(Link tham khảo : https://ktdien.com/danh-so-thiet-bi-trong-he-thong-dien/)

Bình Luận
Cùng danh mục: Hệ thống điện

Khái niệm, phân loại về điện áp và cấp điện áp của lưới điện là gì?

26/01/2023 16:18:28 / Lượt xem: 1717 / Người đăng: biendt

Điện áp là một thông số kỹ thuật quan trọng, được phân thành nhiều loại. Bạn đang tìm hiểu về điện áp và các cấp điện áp, hãy cùng Batiea làm rõ thông tin về điện áp qua các chia sẻ dưới đây. Điện áp là một thông số kỹ thuật quan trọng, được phân thành nhiều loại. Chắc hẳn bạn đã được nghe khá nhiều về thuật ngữ điện áp trong hệ thống cung cấp và hệ thống lưới điện quốc gia. Vậy, điện áp là gì? Ký hiệu của chúng như thế nào trong hệ thống?

Ý nghĩa mã số các Relay bảo vệ theo tiêu chuẩn ANSI

13/04/2022 08:40:14 / Lượt xem: 6609 / Người đăng: biendt

Thông thường, ta lựa chọn các relay bảo vệ theo chức năng bảo vệ: relay bảo vệ quá dòng, relay bảo vệ chạm đất, relay bảo vệ dòng rò, relay bảo vệ quá áp, relay bảo vệ thiếu áp, relay bảo vệ mất pha, relay bảo vệ đảo pha, relay bảo vệ thiếu tần số, relay bảo vệ quá tần số, relay bảo vệ lock rotor động cơ...Tuy nhiên trong một số bản vẽ kỹ thuật, các relay bảo vệ thường được ký hiệu bằng số ví dụ 50, 50N, 51, 51N

Sơ đồ đấu dây và cách đọc chỉ số công tơ điện 3 pha gián tiếp

24/03/2022 08:58:14 / Lượt xem: 1885 / Người đăng: biendt

Công tơ điện 3 pha gián tiếp thường có 11 đầu ra dây, và được ký hiệu từ 1 đến 11 theo thứ tự từ trái sang phải...Chỉ số công tơ gián tiếp gồm 5 chử số màu đen và 1 số màu đỏ. Chữ số màu đỏ có giá trị 0.1kWh. Các chỉ số màu đen ghép lại có giá trị 1kWh. Ví dụ số đọc được là 345678 thì giá trị cần đọc là 34567.8kW Tuy nhiên đây chỉ là chỉ số đọc được. Để có chỉ số điện năng sử dụng thực tế, ta cần nhân thêm hệ số biến dòng điện và biến áp đo lường nữa

Các hạng mục bảo vệ chính trong hệ thống điện

17/03/2022 10:15:03 / Lượt xem: 1681 / Người đăng: biendt

Bảo vệ ngắn mạch, quá dòng, chạm đất, mất pha, đảo pha, quá áp, kém áp, dòng rò, mất trung tính là các bảo vệ chính trong hệ thống điện. Ngắn mạch là hiện tượng dây pha bị chập vào day trung tính hoặc dây pha chập vào dây pha, Bảo vệ quá dòng còn gọi là bảo vệ quá tải, Điện áp quá cao có thể gây hư hỏng thiết bị...

Tụ bù nền : Định nghĩa, ứng dụng, tính toán

15/03/2022 20:26:45 / Lượt xem: 2693 / Người đăng: biendt

Bù nền là lượng tụ bù được đóng thường trực trong hệ thống điện. Dung lượng của tụ bù nền phải đảm bảo không bị phạt cos phi và cũng không gây ra hiện tượng bù dư quá nhiều.