Phân tích sơ đồ thanh góp hiện hữu ở các trạm

Phân tích sơ đồ thanh góp hiện hữu ở các trạm


1. Một thanh cái không phân đoạn

Ưu điểm: Đơn giản nhất về cấu trúc, lắp đặt và thao tác. Sơ đồ trạm Long An vẽ ngày 24/07/2013 là ví dụ điển hình:

– Không đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện vì khi sửa chữa (hoặc sự cố) thanh cái C41 thì toàn bộ các xuất tuyến 22kV đều bị mất điện
– Khi sửa chữa (hoặc sự cố) thanh cái C11 thì toàn trạm bị mất điện
– Khi sửa chữa (hoặc sự cố) trên một trong các phần tử 431-1, 431, T1, 131-1, 131 đều dẫn đến toàn bộ phụ tải bị mất điện

Để vớt vát phần nào, phía xuất tuyến 22kV có gắn thêm DCL by pass 471-9 và 475-9. Khi cần cô lập MC 473 để công tác mà không làm mất điện thành phố Tân An thì ta thao tác như sau:

– Kiểm tra 471, 473 đang đóng và 471-9 đang mở
– Kiểm tra tổng tải của 471 và 473 hiện không vượt quá dòng cho phép của 471
– Cô lập mạch trip của 471, 473
– Đóng 471-9
– Tái lập mạch trip của 471, 473
– Mở 473 (Thành phố Tân An bắt đầu nhận điện từ 471)
– Mở 473-7, 473-1

Hoặc nếu C41 mất điện thì ta thao tác như sau:

– Mở 471, 473
– Mở 471-7, 473-7
– Đóng 471-9
– Đóng điện từ trạm lân cận về Khánh Hậu, cấp điện cho thành phố Tân An

2. Một thanh cái có DCL by pass:

Ưu điểm:

Khi cô lập thanh cái thì vẫn không làm gián đoạn điện bên trên. Sơ đồ trạm Chơn Thành ngày 26/11/2006 là ví dụ.

Thao tác cô lập thanh cái C11 như sau:

– Cắt hết tải
– Kiểm tra 171, 172 đang đóng và 112-9 đang mở
– Cô lập mạch trip của 171, 172
– Đóng 112-9
– Tái lập mạch trip của 171, 172
– Mở 171
– Mở 172. Kiểm tra C11 mất điện
– Mở 131-1, 171-1, 172-1
– Đóng 131-14

Như vậy mặc dù trong trạm mất điện nhưng điện 110kV bên ngoài vẫn chạy từ MC 172 Thác Mơ qua DCL by pass 112-9 Chơn Thành về phía Thới Hòa

Nhược điểm: Giống kiểu 1

3. Hai thanh cái nối tiếp bằng DCL:

Cũng có thể gọi là sơ đồ một thanh cái phân đoạn bằng DCL. Sơ đồ trạm Bến Tre vẽ ngày 30/12/2011 là ví dụ.

Ưu điểm:

Khi sửa chữa 1 thanh cái sẽ không làm mất điện toàn bộ phụ tải mà chỉ có phụ tải nào nối với thanh cái bị sửa chữa thì mới bị mất điện

Nhược điểm:

Để mở được DCL 112-1, ta phải cắt điện toàn trạm

Thao tác cô lập thanh cái C12 như sau:

– Cắt điện toàn trạm
– Mở 431, 131
– Mở 432, 132
– Mở 171
– Mở 174. Kiểm tra C12 và C11 mất điện
– Mở 112-1
– Mở 174-2, 132-2
– Đóng 112-14B

Tiếp tục tái lập phía C11 như sau:

– Đóng 171. Kiểm tra C11 có điện
– Đóng 131. Kiểm tra MBT T1 có điện
– Đóng 431. Kiểm tra C41 có điện
– Tái lập phụ tải của C41

Như vậy chỉ có nửa trạm bị mất điện trong thời gian công tác C12. Phụ tải của MBT T1 chỉ bị nhá điện (mất điện khoảng từ 3 – 10 phút) trong thời gian mở DCL 112-1

Với nhược điểm đó, sơ đồ kiểu này từ từ bị tuyệt chủng trong toàn hệ thống điện Việt Nam thần thánh. Tuy nhiên không hiểu sao nó vẫn tồn tại ở trạm Hà Tiên – là trạm mới toanh được xây dựng để cấp điện cho trạm Phú Quốc vừa đi vào hoạt động

4. Hai thanh cái nối tiếp bằng DCL, có DCL by pass :

Cũng có thể gọi là sơ đồ một thanh cái phân đoạn bằng DCL, có DCL by pass. Sơ đồ trạm Bình Đức vẽ ngày 13/11/2006 là ví dụ.

Ưu điểm:

– Giống kiểu 2
– Khi sửa chữa 1 thanh cái sẽ không làm mất điện toàn bộ phụ tải mà chỉ có phụ tải nào nối với thanh cái bị sửa chữa thì mới bị mất điện

Nhược điểm: Giống kiểu 3

5. Hai thanh cái nối tiếp bằng MC:

Cũng có thể gọi là sơ đồ một thanh cái phân đoạn bằng MC. Sơ đồ trạm Hùng Vương vẽ ngày 15/05/2012 là ví dụ.

Ưu điểm:

Khi sửa chữa 1 thanh cái sẽ không làm mất điện toàn bộ phụ tải mà chỉ có phụ tải nào nối với thanh cái bị sửa chữa thì mới bị mất điện.
Thao tác cô lập thanh cái C12 như sau:

– Cắt tải của C82
– Mở 832
– Mở 132
– Mở 112
– Mở 172. Kiểm tra C12 mất điện
– Mở 172-2, 112-2, 132-2
– Đóng 112-24

Trong khi đó thì phụ tải phía MBT T1 vẫn có điện liên tục

Nhược điểm: Khi sửa chữa MC của mạch nào đó thì phụ tải của nó sẽ mất điện trong suốt thời gian sửa chữa MC

6. Hai thanh cái nối tiếp bằng MC, có DCL by pass:

Còn gọi là sơ đồ cầu ngoài có DCL by pass. Rất nhiều trạm có sơ đồ kiểu này. Sơ đồ trạm Cái Dầu vẽ ngày 03/10/2006 là ví dụ.

Ưu điểm: Kết hợp ưu điểm của cả hai kiểu 3 và 5

Nhược điểm: Giống kiểu 5

7. Một thanh cái có thanh cái vòng:

Sơ đồ trạm Trà Nóc vẽ ngày 12/06/2013 là ví dụ.

Ưu điểm:

Cho phép sửa chữa một MC của một mạch nào đó mà không làm gián đoạn cung cấp điện của mạch đó bằng cách dùng thanh cái vòng và MC vòng để thay thế cho MC cần sửa chữa
Các MC phía 110kV đều định vị vào C11 để lấy điện. Thanh cái C19 và MC 100B dự phòng, thường dùng để thay thế một ngăn MC nào đó

Giả sử cần cô lập MC 173, nhưng vẫn không làm mất điện Cần Thơ thì ta thao tác như sau:

– Đóng 100B-1, 100B-9
– Đóng 100B, kiểm tra C19 có điện
– Mở 100B, kiểm tra C19 mất điện
– Đóng 173-9, kiểm tra C19 có điện lại
– Đóng 100B//173
– Mở 173 (lúc này 100B bắt đầu thay thế cho 173)
– Mở 173-7, 173-1
– Đóng 173-05

Nhược điểm:

– Nếu sự cố hoặc công tác trên thanh cái thì toàn bộ phụ tải bị mất điện suốt thời gian đó

8. Hai thanh cái song song

Thông thường cả hai thanh cái đều vận hành. Các ngăn MC số chẵn định vị vào thanh cái chẵn, các ngăn MC số lẻ định vị vào thanh cái lẻ (có ngoại lệ). Hai thanh cái nối với nhau bằng MC kết dàn. Sơ đồ trạm Cao Lãnh 2 vẽ ngày 03/11/2011 là một ví dụ (phía 220kV lẫn 110kV của trạm này đều dùng sơ đồ hai thanh cái)

Ưu điểm:

– Khi cần cô lập một thanh cái để công tác thì các ngăn lộ được chuyển định vị sang thanh cái kia, đảm bảo liên tục cung cấp điện trong suốt thời gian công tác

Định vị lúc bình thường:

– C11 gồm các ngăn 175, 131, 173, 171
– C12 gồm các ngăn 132, 174, 172
– 112 đóng kết giàn hai thanh cái

Khi cần cô lập thanh cái C11, thao tác như sau:

– Cô lập mạch trip của 112
– Đóng 175-2, mở 175-1
– Đóng 131-2, mở 131-1
– Đóng 173-2, mở 173-1
– Đóng 171-2, mở 171-1
– Kiểm tra dòng qua 112 triệt tiêu
– Tái lập mạch trip của 112
– Mở 112. Kiểm tra C11 mất điện
– Mở 112-1
– Đóng 112-14

Như vậy trong lúc cô lập C11 để công tác thì các ngăn lộ vẫn lấy điện từ C12 và không bị gián đoạn cung cấp điện

– Khi nóng đỏ 1 DCL bus nào đó, ta hoàn toàn có thể đưa nó ra khỏi vận hành để giảm nhiệt độ của nó xuống nhiệt độ môi trường. Chẳng hạn DCL 172-2 bị nóng đỏ, ta thao tác như sau:

– Kiểm tra 112 đang đóng kết dàn
– Cô lập mạch trip của 112
– Đóng 172-1
– Mở 172-2
– Tái lập mạch trip của 112

Như vậy ngăn 172 định vị vào thanh cái C11. DCL 172-1 vận hành. DCL 172-2 dự phòng, không có dòng điện phụ tải chạy qua cho nên nhiệt độ của nó sẽ giảm dần

Nhược điểm:

– Dùng nhiều DCL, và việc bố trí DCL khá phức tạp, diện tích trạm lớn hơn

– Khi sửa chữa MC của mạch nào đó thì phụ tải của nó sẽ mất điện trong suốt thời gian sửa chữa MC

– Nếu sự cố trên thanh cái nào thì toàn bộ phụ tải nối với nó bị mất điện, và chỉ có điện lại nếu chúng được chuyển sang định vị trên thanh cái còn lại

Chẳng hạn nếu sự cố trên thanh cái C11 thì các MC sau bị nhảy: 175, 131, 173, 171, 112, làm cho phụ tải của 175, 173, 171 bị mất điện

Thao tác tái lập điện cho chúng như sau:

– Mở 112-1
– Mở 175-1, đóng 175-2
– Mở 173-1, đóng 173-2
– Mở 171-1, đóng 171-2
– Đóng 175, 173, 171
– Tái lập tải của 175, 173, 171

9. Hai thanh cái song song có thanh cái vòng

Sơ đồ trạm Hóc Môn vẽ ngày 21/06/2012 là ví dụ.

Ưu điểm:

– Giống kiểu 7

– Cho phép sửa chữa một MC của một mạch nào đó mà không làm gián đoạn cung cấp điện của mạch đó bằng cách dùng thanh cái vòng và MC vòng để thay thế cho MC cần sửa chữa

Thanh cái C29 và MC 200 dự phòng, thường dùng để thay thế một ngăn MC nào đó

Giả sử cần cô lập MC 273, nhưng vẫn không làm gián đoạn điện đi về phía 274 Thuận An thì ta thao tác như sau:

– Kiểm tra 273 đang định vị vào C21
– Đóng 200-1, 200-9
– Đóng 200, kiểm tra C29 có điện
– Mở 200, kiểm tra C29 mất điện
– Đóng 273-9, kiểm tra C29 có điện lại
– Đóng 200//273
– Mở 273 (lúc này 200 bắt đầu thay thế cho 273)
– Mở 273-7, 273-1
– Đóng 273-75

Nhược điểm: Giống kiểu 7

10. Hai thanh cái song song có 2 MC trên mỗi mạch

Trạng thái bình thường tất cả phần tử đều làm việc. Khi sự cố trên mạch nào thì cả 2 MC mạch đó sẽ cắt ra. Sự cố trên thanh cái nào thì các MC liên quan sẽ được cắt ra.

Ưu điểm:

– Khi sửa chữa MC hoặc thanh cái nào thì chỉ có MC hoặc thanh cái đó được cắt ra, không bị gián đoạn điện

– Vận hành tin cậy và ổn định

Nhược điểm:

– Quá nhiều MC và DCL cho mỗi mạch, đắt tiền nên ít được sử dụng

11. Hai thanh cái song song có 3 MC trên mỗi mạch

Còn gọi là sơ đồ một rưỡi. Cứ 2 mạch được nối với 3 MC. Sơ đồ này được dùng ở nơi có điện áp cao, công suất lớn, các nút quan trọng của lưới điện như các trạm 500kV và các nhà máy điện lớn. Sơ đồ Nhơn Trạch 1 & 2 vẽ ngày 22/08/2011 là ví dụ.

Ưu điểm:

– Khi sửa chữa MC hoặc thanh cái nào thì chỉ có MC hoặc thanh cái đó được cắt ra, không bị gián đoạn điện

– Vận hành tin cậy và ổn định gần bằng kiểu 10, nhưng giá thành chỉ bằng 75%

Nhược điểm:

– Nhiều MC và DCL cho mỗi mạch, đắt tiền

12. Sơ đồ tứ giác

Còn gọi là sơ đồ mạch vòng kín. Sơ đồ Nhà máy thủy điện Đa Mi vẽ ngày 01/10/1998 là ví dụ

Ưu điểm:

– Mỗi mạch được cung cấp qua 2 MC nên độ tin cậy tương đương kiểu 8 nhưng rẻ hơn vì mỗi mạch chỉ ứng với 1 MC, giá thành tương đương với kiểu sơ đồ 1 thanh cái không phân đoạn

– Khi sửa chữa 1 MC bất kỳ đều không làm gián đoạn sự làm việc của các phần tử khác

– Thao tác vận hành đơn giản

– Mỗi phần tử của sơ đồ có thể được bảo vệ một cách tin cậy bởi BVRL của phần tử liền kề

– Hư hỏng của bất kỳ phần nào trên sơ đồ chỉ dẫn đến việc cắt phần tử đó và phần tử nối với nó, không phá hoại sự làm việc bình thường của các phần tử khác

– Không cần đặt bảo vệ thanh cái riêng

Nhược điểm:

– Khó phát triển các ngăn lộ mới

– Khi sự cố trên 1 mạch nào đó, 2 MC nối với mạch đó sẽ cắt ra làm sơ đồ bị hở mạch cho đến khi tách được sự cố ra và đóng lại các MC. Khi sự cố ngăn lộ càng nhiều thì nhược điểm càng lộ rõ và có thể có sự cố trùng lặp làm mạch vòng bị tách thành các phần riêng rẽ

13. Sơ đồ lục giác

Còn gọi là sơ đồ mạch vòng kín. Sơ đồ trạm Intel vẽ ngày 27/03/2009 là ví dụ. Có lẽ trạm này cấp điện cho các nhà máy sản xuất bo mạch hoặc các linh kiện điện tử khác, cho nên nó có cấu trúc mạch vòng khá cầu kỳ để đảm bảo sự liên tục cung cấp điện thật cao.

Có đến 6 thanh cái là C11, C12, C14, C15, C17, C18. Nhìn kỹ thì thấy sơ đồ này giống kiểu tứ giác, nhưng C12 và C14 giống như từ 1 thanh cái được phân đoạn ra bởi DCL 173-2, tương tự C17 và C18 giống như từ 1 thanh cái được phân đoạn ra bởi DCL 177-8, cho nên mới thành 6 thanh cái như thế

Ưu điểm:

– Giống sơ đồ 13

Nhược điểm:

– Tốn kém

14. Hai sơ đồ một rưỡi nối tiếp bằng MC

Chỉ dùng ở các trung tâm Nhiệt điện lớn quan trọng của quốc gia, cấp điện áp cao. Sơ đồ Nhà máy điện Phú Mỹ 1 vẽ ngày 22/03/2011 là ví dụ.

Ưu điểm:

– Tổng hợp tất cả mọi ưu điểm của các sơ đồ

Nhược điểm:

– Tốn kém, diện tích sân trạm lớn, phức tạp

– Dòng ngắn mạch trên thanh cái là rất lớn. Phải đặt các cuộn kháng tốn kém để hạn chế dòng ngắn mạch

– Thực tế không chọn được cuộn kháng thích hợp cho nên các MC kết dàn phải ở vị trí thường mở, xem như hai sơ đồ một rưỡi riêng rẽ. MC kết dàn chỉ đóng lại khi cần chuyển nguồn qua hoặc lại, sau đó phải mở ra ngay.

(Link tham khảo : https://ktdien.com/so-do-thanh-gop/)

Bình Luận
TV Chuong - 24/03/2024 - 02:11:58

cho e hỏi chỗ  sơ đồ 4. Hai thanh cái nối tiếp bằng DCL, có DCL by pass
đoạn thanh cái có DCL 112-9 có chức năng gì ạ
em cảm ơn


Cùng danh mục: Hệ thống điện

Khái niệm, phân loại về điện áp và cấp điện áp của lưới điện là gì?

26/01/2023 16:18:28 / Lượt xem: 1717 / Người đăng: biendt

Điện áp là một thông số kỹ thuật quan trọng, được phân thành nhiều loại. Bạn đang tìm hiểu về điện áp và các cấp điện áp, hãy cùng Batiea làm rõ thông tin về điện áp qua các chia sẻ dưới đây. Điện áp là một thông số kỹ thuật quan trọng, được phân thành nhiều loại. Chắc hẳn bạn đã được nghe khá nhiều về thuật ngữ điện áp trong hệ thống cung cấp và hệ thống lưới điện quốc gia. Vậy, điện áp là gì? Ký hiệu của chúng như thế nào trong hệ thống?

Ý nghĩa mã số các Relay bảo vệ theo tiêu chuẩn ANSI

13/04/2022 08:40:14 / Lượt xem: 6609 / Người đăng: biendt

Thông thường, ta lựa chọn các relay bảo vệ theo chức năng bảo vệ: relay bảo vệ quá dòng, relay bảo vệ chạm đất, relay bảo vệ dòng rò, relay bảo vệ quá áp, relay bảo vệ thiếu áp, relay bảo vệ mất pha, relay bảo vệ đảo pha, relay bảo vệ thiếu tần số, relay bảo vệ quá tần số, relay bảo vệ lock rotor động cơ...Tuy nhiên trong một số bản vẽ kỹ thuật, các relay bảo vệ thường được ký hiệu bằng số ví dụ 50, 50N, 51, 51N

Sơ đồ đấu dây và cách đọc chỉ số công tơ điện 3 pha gián tiếp

24/03/2022 08:58:14 / Lượt xem: 1886 / Người đăng: biendt

Công tơ điện 3 pha gián tiếp thường có 11 đầu ra dây, và được ký hiệu từ 1 đến 11 theo thứ tự từ trái sang phải...Chỉ số công tơ gián tiếp gồm 5 chử số màu đen và 1 số màu đỏ. Chữ số màu đỏ có giá trị 0.1kWh. Các chỉ số màu đen ghép lại có giá trị 1kWh. Ví dụ số đọc được là 345678 thì giá trị cần đọc là 34567.8kW Tuy nhiên đây chỉ là chỉ số đọc được. Để có chỉ số điện năng sử dụng thực tế, ta cần nhân thêm hệ số biến dòng điện và biến áp đo lường nữa

Các hạng mục bảo vệ chính trong hệ thống điện

17/03/2022 10:15:03 / Lượt xem: 1681 / Người đăng: biendt

Bảo vệ ngắn mạch, quá dòng, chạm đất, mất pha, đảo pha, quá áp, kém áp, dòng rò, mất trung tính là các bảo vệ chính trong hệ thống điện. Ngắn mạch là hiện tượng dây pha bị chập vào day trung tính hoặc dây pha chập vào dây pha, Bảo vệ quá dòng còn gọi là bảo vệ quá tải, Điện áp quá cao có thể gây hư hỏng thiết bị...

Tụ bù nền : Định nghĩa, ứng dụng, tính toán

15/03/2022 20:26:45 / Lượt xem: 2693 / Người đăng: biendt

Bù nền là lượng tụ bù được đóng thường trực trong hệ thống điện. Dung lượng của tụ bù nền phải đảm bảo không bị phạt cos phi và cũng không gây ra hiện tượng bù dư quá nhiều.