Làm như thế nào để có một bảng mạch điện tử?

Làm như thế nào để có một bảng mạch điện tử?


Khi bạn biết cách thao tác trên thiết bị điện tử, bạn có thể xây dựng thêm trên nó các công cụ tuyệt vời. Trong bài viết này, chúng tôi giới thiệu cho bạn về cách vẽ một Board mạch in sử dụng điện tử.

Các bước tiến hành vẽ Board sử dụng điện tử:

Bước 1:Tìm hoặc phát thảo sơ bộ bản mạch bạn muốn thực hiện hoặc thiết kế một mạch theo ứng dụng bạn cần , dưới đây chúng tôi lấy ví dụ về " sơ đồ khuếch đại âm thanh nổi"

Bước 2: Vẽ sơ đồ này vào Cadsoft Eagle (là một ứng dụng CAD được sử dụng để thiết kế bố trí của một Board mạch in). Điều này được thực hiện bằng cách tạo ra một sơ đồ mới và thêm các thành phần bằng cách sử dụng công cụ Add, và thêm các kết nối giữa các thành phần bằng cách sử dụng công cụ "Net". hoặc chúng ta có thể vẽ bằng các phần mềm khác như : Altium Designer, Orcad... trình vẽ của các phần mềm này cũng gần tương tự.

 

Bước 3: Kiểm tra lỗi cho sơ đồ bằng cách sử dụng " Electrical Rules Check" (ERC) trong trình đơn "Tools". Điều này đảm bảo cho bản vẽ của bạn không mắc phải lỗi nào trong quá trình tiến hành thiết kế. Các phần mềm khác đều có tính năng kiểm tra này.

Bước 4: Tiến hành tạo một sơ đồ bảng mạch của bạn bằng cách click chuột vào biểu tượng "switch to board" trên thanh công cụ.

Bước 5: Chọn những thành phần mờ bạn có thể phác thảo sơ lược cho bảng mạch của mình.

Bước 6: Nếu bạn muốn bảng mạch của mình được thiết kế tự động thì bạn click chọn Auto trong menu Tools và nhấn OK.

Bước 7: Kiểm tra lỗi thiết kế cho bảng mạch của bạn bằng cách chọn công cụ " Design Rule Check" (DRC).

Bước 8: Tạo các tập tin Gerber (Gerber là phần mềm có thêm các tính năng mới như là tự động cập nhật nhảy cỡ đường may, bảng liệt kê chi tiết có hiển thị các hình ảnh của chi tiết giúp người thiếp lập không bị nhầm lẫn, nó mở được trực tiếp mẫu từ các hệ thống khác như Lectra, investronia, assys, dxf ngoài ra nó còn được bổ sung thêm chức năng tự động thiết kế và còn nhiều các tính năng được cải thiện hoàn hảo hơn) bằng cách chọn công cụ " Cam Processor ".

Bước 9: Click "Open job" và chọn tập tin "gerb274x.cam" (nó được cung cấp mặc định bởi phần mềm), click "Process job".

Bước 10: Gởi các tập tin Gerber đã được tạo ra để tiến hành cho ra sản phẩm yêu thích và nhận được nguyên mẫu bảng thiết kế như trong phần mềm, giá cho quá trình này có thể dưới 1$ cho mõi bảng mạch.

Bước 11: Hãy mua những thiết bị cần thiết cho bảng mạch bằng các cửa hàng trực tuyến như Digi-key, SparkFun, Tayda Electronics và TBE.VN, TBSHOP.VN.

Bước 12: Chờ đợi cho những thiết bị của bạn được gửi đến.

Bước 13: Hàn các thiết bị đã mua vào bảng mạch của bạn.

Bước 14: Sau khi hàn xong. Bãn đã được một bảng mạch như thiết kế.

Trên là các bước cơ bản làm được một tấm bảng mạch điện tử bằng phần mềm Cadsoft Eagle. Ngoài ra trên thị trường còn có rất nhiều các loại phần mềm trợ giúp chúng ta thiết kế mạch để tạo được một bảng mạch điện tử chuyên nghiệp. Tùy vào sự lựa chọn của mỗi người và sự ưu việt của mỗi phần mềm ta chọn phần mềm vẽ thiết kế mạch cho phù hợp.

Bình Luận
phạm quân - 20/06/2017 - 09:27:45

hay va bo ịch


Cùng danh mục: Điện - Điện tử căn bản

Dòng điện một chiều - Công thức tính toán và ứng dụng thực tế

16/10/2023 21:34:31 / Lượt xem: 1360 / Người đăng: biendt

Điện là nguồn năng lượng quan trọng, góp phần tạo nên sự phát triển của máy móc, thiết bị điện tử… và mang lại nhiều tiện nghi cho con người. Dòng điện 1 chiều quen thuộc, cơ bản được phát minh đầu tiên có tính ứng dụng cao trong cuộc sống. Việc hiểu rõ về dòng điện 1 chiều sẽ giúp bạn sử dụng các thiết bị một cách hiệu quả. Đặc biệt với những người làm việc trong lĩnh vực kỹ thuật điện cần hiểu về dòng điện 1 chiều là gì? Nguyên lý làm việc và công thức tính để đảm bảo sử dụng an toàn, lắp đặt thiết bị hiệu quả.

Cảm biến hồng ngoại là gì? Nguyên lý, ứng dụng và những điều cần lưu ý

28/09/2023 21:49:40 / Lượt xem: 710 / Người đăng: biendt

Cảm biến là thiết bị điện tự động hóa quan trọng, cần thiết giúp các hệ thống vận hành một cách hiệu quả, chính xác theo thiết kế kỹ thuật ban đầu. Cảm biến có nhiều loại, được thiết kế dựa trên các nguyên tắc vật lý cơ bản, tiếp nhận thông tin và chuyển đổi tín hiệu. Trong đó có cảm biến hồng ngoại - tính ứng dụng cao trong nhiều hệ thống. Vậy, cảm biến hồng ngoại là gì? Nguyên lý hoạt động của cảm biến hồng ngoại như thế nào? Ứng dụng thực tế và những lưu ý khi sử dụng thiết bị?

Linh kiện DIAC là gì? Cấu trúc lớp, ký hiệu, nguyên lý và ứng dụng thực tế.

10/09/2023 06:55:49 / Lượt xem: 748 / Người đăng: biendt

DIAC viết tắt của cụm từ Diode for alternating current hay Diode AC là một linh kiện bán dẫn cho dòng điện xoay chiều. Bản chất của DIAC là một diode bán dẫn có thể chuyển sang trại thái dẫn dòng, ngay khi điện áp rơi đạt mức bị đánh thủng VBO (break out). Có thể hiểu đơn giản, DIAC có thể dẫn dòng điện xoay chiều, nếu như điện áp đặt lên nó lớn hơn giới hạn điện áp ngưỡng của nó. Thông thường, điện áp ngưỡng của một DIAC là 30V.

Sơ đồ chân IC 74LS00 và Mạch ứng dụng

06/03/2022 12:01:50 / Lượt xem: 1701 / Người đăng: biendt

74LS00 là một thành viên học IC (vi mạch) 74XXYY. Các vi mạch 74xxyy là các cổng logic của điện tử kỹ thuật số. IC 74LS00 có bốn cổng NAND . Ngoài ra mỗi cổng có hai đầu vào. Do đó đặt tên CỔNG NAND ĐẦU VÀO QUAD HAI. Các ứng dụng : + Logic mục đích chung+ Điện tử kỹ thuật số+ PC và máy tính xách tay+ Máy chủ+ ALU+ Kết nối mạng+ Hệ thống kỹ thuật số

Điện 2 pha là gì? Điện 2 pha khác gì so với điện 1 pha

08/09/2021 17:09:45 / Lượt xem: 2026 / Người đăng: biendt

Trên thực tế nhiều người vẫn lầm tưởng và không phân biệt được giữa điện 1 pha, 2 pha và 3 pha. Thông thường, điện 1 pha được sử dụng cho sinh hoạt gia đình, công suất thiết bị nhỏ, các thiết bị không bị hao phí về điện năng nhiều. Điện 3 pha được dùng cho việc truyền tải, sản xuất công nghiệp sử dụng thiết bị điện có công suất lớn nhằm giải quyết các vấn đề tổn hao điện năng. Còn điện 2 pha được sử dụng như thế nào thì các bạn tham khảo bài viết dưới đây