Khởi động Sao tam giác là gì? Khởi động trực tiếp là gì?

Khởi động Sao tam giác là gì? Khởi động trực tiếp là gì?


Khởi Động Trực Tiếp DOL, Khởi Động Sao Tam Giác S/D là hai phương pháp khởi động động cơ phổ biến hiện nay. Vậy Phương pháp khởi động sao tam giác S/D là gì, khởi động trực tiếp DOL là gì, sơ đồ điều khiển của khởi động trực tiếp, khởi động sao tam giác và ứng dụng của chúng.

1. Phương pháp khỏi động trực tiếp DOL là gì, sơ đồ điều khiển của khởi động trực tiếp và ứng dụng của khởi động trực tiếp DOL.
Phương pháp khởi động trực tiếp DOL(Direct Oline) là một trong những phương pháp có tính đơn giản nhất và được áp dụng cho các cho các động cơ có công suất khác nhau. Bằng cách đóng những các pha động cơ từ trực tiếp vào ba pha nguồn bằng những công tắc cơ khí

Sơ đồ điều khiển của khởi động trực tiếp DOL

Ưu điểm của phương pháp khởi động trực tiếp DOL
Khi sử dụng phương pháp khởi động trực tiếp thì nguồn điện khi lớn hơn so với những công suất động cơ thì nên dùng loại phương pháp này vì sẽ có một thời gian mở động cơ máy nhanh, cũng như thao tác mở máy đơn giản và áp dụng cho các momen mở máy lớn.

Khi nối với điện kháng mạch stato sẽ có những thiết bị đơn giản, và dùng các momen để mở máy từ các phương pháp đổi nối sao – tam giác đang được nhiều người phổ biến và được ứng dụng vì có rất nhiều tin cậy.

Nhược điểm của phương pháp khởi động trực tiếp DOL
Nhược điểm của phương pháp khởi động trực tiếp DOL này chính là dòng điện mở máy khá lớn và nếu quán tính của những dòng tải khá lớn sẽ làm cho dòng điện mở máy kéo dài hơn.

Dòng khởi động lớn, nguyên nhân chính gây hiện tượng sụt áp trên lưới điện
Có thể làm nhiễu hệ thống nguồn cấp
Gây sốc lực trên khung, trục và bộ truyền động của động cơ
Xuất hiện lực cơ học vào trong dây quấn của động cơ

Đặc biệt nó có thể làm cho những động cơ điện bị phát nóng và các động cơ khởi động không êm, chính điều này sẽ ảnh hưởng đến các lưới điện áp vì thời gian bị giảm áp bị quá lâu. Ngoài ra, khi sử dụng phương pháp này sẽ kéo theo các động cơ phức tạp hơn như vận hành khó hơn, bảo quản phức tạp cho các roto lồng sóc.

Ứng dụng của phương pháp khởi động trực tiếp DOL
Khi các động cơ được nhấn nút khởi động thì những cuộn hút Contactor sẽ đóng điện và làm cho những nơi tiếp điểm của ba pha là MC1, MC2 và MC3 được đóng, khi động cơ hoạt động, công tắc giữ MC4 cũng được phép khởi động và được nhả ra để về vị trí ban đầu.

Hiện nay, phương pháp khởi động trực tiếp được ứng dụng cho các lực quán tính nhỏ như tâm, tiện, bơm ly, máy mài, máy khoan cần …

2. Phương pháp khởi động sao tam giác S/D là gì, sơ đồ điều khiển khởi động sao tam giác và ứng dụng của khởi động sao tam giác.
Khởi động sao tam giác S/D là gì?
Khởi động sao tam giác S/D là một hệ thống các thiết bị điện bao gồm contactor và mạch dẫn được đấu nối theo những sơ đồ mạch hình sao có chức năng bảo vệ mạch điện và các thiết bị khác có liên quan.

 

Khởi động sao tam giác S/D

Mục đích của việc đấu nối sao tam giác
Thông thường, khi khởi động thiết bị điện mang tính năng sản xuất, dòng điện khởi động sẽ có cường độ lớn gấp nhiều lần so với Idm khoảng từ năm đến chín lần vì thiết bị điện luôn tạo dòng phu cô lớn để phản ứng lại chế độ bão hòa từ.

Do đó, dòng khởi động lớn là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng sụt áp lưới điện gây ra nhiều tác hại cho các thiết bị liên quan và làm giảm tuổi thọ động cơ, độ bền của các thiết bị đóng ngắt và hệ thống dây dẫn. Và từ đó, sự ra đời của đấu nối sao tam giác sẽ là giải pháp giúp giảm giá trị của dòng khởi động.

Những trường hợp dùng phương pháp khởi động sao tam giác
Thực tế, có nhiều cách để khởi động động cơ như dùng biến áp tự ngẫu, cuộn kháng, dùng điện trở thứ cấp, sơ cấp, dùng biến tần, khởi động mềm, và phương pháp sao tam giác là một lựa chọn.

Việc sử dụng phương pháp khởi động sao tam giác phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

1. Công suất động cơ có lớn hay không, thường thì dưới 7 kW chúng ta có thể khởi động trực tiếp,và với động cơ quá lớn thì chúng ta phải dùng khởi động mềm hay biến tần
2. Đặc tính tải của động cơ trong quá trình khởi động, có hạn chế tối thiểu khi khởi động hay không
3. Chất lượng điện ở nơi đó, công suất của dây dẫn và máy biến áp, thiết bị đóng cắt nếu lớn thì không ảnh hưởng nhiều khi động cơ khởi động. Tóm lại là nói phụ thuộc vào công suất của trạm điện
4. Tần suất khởi động động cơ.
5. Chi phí cho khởi động sao tam giác bao giờ cũng kinh tế hơn so với sử dụng biến tần, khởi động mềm.

Vậy nên, khi lựa chọn cách khởi động sao tam giác phải cân nhắc đầy đủ những yếu tố trên, ngoài ra với từng trường hợp thực tế trong nhà máy, phụ thuộc vào quá trình sản xuất, vận hành mà chúng ta lựa chọn cho phù hợp

Với ưu điểm là chi phí thấp, dễ dàng lắp đặt và sử dụng, cách khởi động này được dùng nhiều trong thực tế.

Ưu điểm phương pháp khởi động sao tam giác
Giảm dòng khởi động giảm đi một phần ba so với phương pháp khởi động trực tiếp D.O.L.

Chi không đắt hơn khi so sánh với các phương pháp khởi động làm giảm điện áp khác

Khuyết điểm phương pháp khởi động sao tam giác
Làm giảm mô men khởi động đi một phần ba so với mô men đủ tải, điều này cho phép sử dụng phương pháp này khởi động động cơ với chế độ tải trọng nhỏ

Xuất hiện nhiễu trên đường dây khi chỉnh lại từ chế độ Sao thành Tam giác (Loại chuyển hở)

Ứng dụng phương pháp khởi động sao tam giác
Sử dụng phương pháp này để khởi động động cơ dưới chế độ không tải như là bơm, các máy trong nghành gỗ.

(Nguồn : mepf4r.com)

Bình Luận
Cùng danh mục: Hệ thống điện

Khái niệm, phân loại về điện áp và cấp điện áp của lưới điện là gì?

26/01/2023 16:18:28 / Lượt xem: 1650 / Người đăng: biendt

Điện áp là một thông số kỹ thuật quan trọng, được phân thành nhiều loại. Bạn đang tìm hiểu về điện áp và các cấp điện áp, hãy cùng Batiea làm rõ thông tin về điện áp qua các chia sẻ dưới đây. Điện áp là một thông số kỹ thuật quan trọng, được phân thành nhiều loại. Chắc hẳn bạn đã được nghe khá nhiều về thuật ngữ điện áp trong hệ thống cung cấp và hệ thống lưới điện quốc gia. Vậy, điện áp là gì? Ký hiệu của chúng như thế nào trong hệ thống?

Ý nghĩa mã số các Relay bảo vệ theo tiêu chuẩn ANSI

13/04/2022 08:40:14 / Lượt xem: 6427 / Người đăng: biendt

Thông thường, ta lựa chọn các relay bảo vệ theo chức năng bảo vệ: relay bảo vệ quá dòng, relay bảo vệ chạm đất, relay bảo vệ dòng rò, relay bảo vệ quá áp, relay bảo vệ thiếu áp, relay bảo vệ mất pha, relay bảo vệ đảo pha, relay bảo vệ thiếu tần số, relay bảo vệ quá tần số, relay bảo vệ lock rotor động cơ...Tuy nhiên trong một số bản vẽ kỹ thuật, các relay bảo vệ thường được ký hiệu bằng số ví dụ 50, 50N, 51, 51N

Sơ đồ đấu dây và cách đọc chỉ số công tơ điện 3 pha gián tiếp

24/03/2022 08:58:14 / Lượt xem: 1853 / Người đăng: biendt

Công tơ điện 3 pha gián tiếp thường có 11 đầu ra dây, và được ký hiệu từ 1 đến 11 theo thứ tự từ trái sang phải...Chỉ số công tơ gián tiếp gồm 5 chử số màu đen và 1 số màu đỏ. Chữ số màu đỏ có giá trị 0.1kWh. Các chỉ số màu đen ghép lại có giá trị 1kWh. Ví dụ số đọc được là 345678 thì giá trị cần đọc là 34567.8kW Tuy nhiên đây chỉ là chỉ số đọc được. Để có chỉ số điện năng sử dụng thực tế, ta cần nhân thêm hệ số biến dòng điện và biến áp đo lường nữa

Các hạng mục bảo vệ chính trong hệ thống điện

17/03/2022 10:15:03 / Lượt xem: 1637 / Người đăng: biendt

Bảo vệ ngắn mạch, quá dòng, chạm đất, mất pha, đảo pha, quá áp, kém áp, dòng rò, mất trung tính là các bảo vệ chính trong hệ thống điện. Ngắn mạch là hiện tượng dây pha bị chập vào day trung tính hoặc dây pha chập vào dây pha, Bảo vệ quá dòng còn gọi là bảo vệ quá tải, Điện áp quá cao có thể gây hư hỏng thiết bị...

Tụ bù nền : Định nghĩa, ứng dụng, tính toán

15/03/2022 20:26:45 / Lượt xem: 2585 / Người đăng: biendt

Bù nền là lượng tụ bù được đóng thường trực trong hệ thống điện. Dung lượng của tụ bù nền phải đảm bảo không bị phạt cos phi và cũng không gây ra hiện tượng bù dư quá nhiều.