
Tự thiết kế - Lắp ráp - 50 Mạch điện thông minh
Điều khiển điện tử, đối với một số người có vẻ xa lạ và đòi hỏi trình độ chuyên môn cao. Tuy nhiên, trong thực tế mọi người đều có thể tự thiết kế, lắp ráp và sử dụng các mạch sử dụng cảm biến điện tử để nghiên cứu và trải nghiệm nhiều điều thú vị về thế giới xung quanh, chỉ cần một chút khéo tay, tính kiên nhẫn, và niềm đam mê.
Bạn hoàn toàn có thể thiết kế, lắp ráp và sử dụng các mạch điện :
- Dò tìm và đo đạc ánh sáng, hằng số mặt trời, tia tử ngoại…
- Khuếch đại âm thanh, không chỉ âm thanh ghe được mà còn cả hạ âm và siêu âm
- Dò tìm, đo đạc nhiệt độ và bức xạ nhiệt, kể rcar sóng hồng ngoại để quan sát ban đêm
- Nghiên cứu chất lỏng và chất khí, chẳng hạn thiết bị phát hiện và đo lượng mưa, phát hiện các khí độc, khí cháy.
- Dò tìm dao động, gồm các rung động do máy móc, xe cộ gây ra, chuyển động của con người và động vật, chấn động ở dưới lòng đất, động đất
- Dò tìm và nghiên cứu từ trường, gồm từ trường trái đất, từ trường phát sinh từ các mạch điện tử dân dụng, phát hiện kim loại, bão từ phát sinh do hoạt động của mặt trời.
Các mạch này tương đối đơn giản, chi phí thấp, nhưng có độ tin cậy đủ cao, giúp bạn khám phá những vấn đề tưởng như phức tạp. Học sinh, sinh viên, cán bộ kỹ thuật, thầy cô giáo và mọi người yêu thích điện tử đều tìm được nhiều điều có ích từ các mạch điện này.
Chương 1 : Năng lượng âm thanh
Chương 2 : Dò tìm và đo đạc ánh sáng
Chương 3 : Sự dò tìm nhiệt
Chương 4 : Cảm biến chất long
Chương 5 : Cảm biến khí
Chương 6 : Cảm biến độ rung
Chương 7 : Phát hiện từ trường
Chương 8 : Cảm biến điện trường