Ngày 29/07/2010 20:21:38 / Lượt xem: 69427 / Người đăng: biendt / Nguồn: Sưu tầm và Biên soạn
Ký hiệu, Hình dạng, kiểm tra, Xác định chân Transitor
1. Ký hiệu & hình dáng Transistor .
Transitor có ký hiệu trong các sơ đồ mạch.
Ngoài thực tế thì transior có kí hiệu sau:
Đây chỉ là một số hình dáng quen thuộc. Có nhiều loại Transitor có kí hiệu khác thế này .[separator]
2. Ký hiệu ( trên thân Transistor )
* Hiện nay trên thị trường có nhiều loại Transistor của nhiều nước sản xuất nhưng thông dụng nhất là các transistor của Nhật bản, Mỹ và Trung quốc.
Transistor Nhật bản : thường ký hiệu là A..., B..., C..., D... Ví dụ A564, B733, C828, D1555 trong đó các Transistor ký hiệu là A và B là Transistor thuận PNP còn ký hiệu là C và D là Transistor ngược NPN. các Transistor A và C thường có công xuất nhỏ và tần số làm việc cao còn các Transistor B và D thường có công xuất lớn và tần số làm việc thấp hơn.
Transistor do Mỹ sản xuất. thường ký hiệu là 2N... ví dụ 2N3055, 2N4073 vv...
Transistor do Trung quốc sản xuất : Bắt đầu bằng số 3, tiếp theo là hai chũ cái. Chữ cái thức nhất cho biết loại bóng : Chữ A và B là bóng thuận , chữ C và D là bòng ngược, chữ thứ hai cho biết đặc điểm : X và P là bòng âm tần, A và G là bóng cao tần. Các chữ số ở sau chỉ thứ tự sản phẩm. Thí dụ : 3CP25 , 3AP20 vv..
Trên đây chỉ là nói chung các Transitor có mặt ở VN còn nhiều hãng khác sản xuất với những kí hiệu khác.
3. Cách xác định chân E, B, C của Transistor.
Với các loại Transistor công xuất nhỏ thì thứ tự chân C và B tuỳ theo bóng của nước nào sả xuất , nhựng chân E luôn ở bên trái nếu ta để Transistor như hình dưới
Nếu là Transistor do Nhật sản xuất : thí dụ Transistor C828, A564 thì chân C ở giữa , chân B ở bên phải.
Nếu là Transistor Trung quốc sản xuất thì chân B ở giữa , chân C ở bên phải.
Tuy nhiên một số Transistor được sản xuất nhái thì không theo thứ tự này => để biết chính xác ta dùng phương pháp đo bằng đồng hồ vạn năng.
Transistor công xuất nhỏ.
Với loại Transistor công xuất lớn (như hình dưới ) thì hầu hết đều có chung thứ tự chân là : Bên trái là cực B, ở giữa là cực C và bên phải là cực E.
Transistor công xuất lớn thường
có thứ tự chân như trên.
* Đo xác định chân B và C
Với Transistor công xuất nhỏ thì thông thường chân E ở bên trái như vậy ta chỉ xác định chân B và suy ra chân C là chân còn lại.
Để đồng hồ thang x1Ω , đặt cố định một que đo vào từng chân , que kia chuyển sang hai chân còn lại, nếu kim lên = nhau thì chân có que đặt cố định là chân B, nếu que đồng hồ cố định là que đen thì là Transistor ngược, là que đỏ thì là Transistor thuận..
4) Kiểm tra Transitor
Transistor khi hoạt động có thể hư hỏng do nhiều nguyên nhân, như hỏng do nhiệt độ, độ ẩm, do điện áp nguồn tăng cao hoặc do chất lượng của bản thân Transistor, để kiểm tra Transistor bạn hãy nhớ cấu tạo của chúng.
Cấu tạo của Transistor
Kiểm tra Transistor ngược NPN tương tự kiểm tra hai Diode đấu chung cực Anôt, điểm chung là cực B, nếu đo từ B sang C và B sang E ( que đen vào B ) thì tương đương như đo hai diode thuận chiều => kim lên , tất cả các trường hợp đo khác kim không lên.
Kiểm tra Transistor thuận PNP tương tự kiểm tra hai Diode đấu chung cực Katôt, điểm chung là cực B của Transistor, nếu đo từ B sang C và B sang E ( que đỏ vào B ) thì tương đương như đo hai diode thuận chiều => kim lên , tất cả các trường hợp đo khác kim không lên.[separator]
Trái với các điều trên là Transistor bị hỏng.
Transistor có thể bị hỏng ở các trường hợp .
* Đo thuận chiều từ B sang E hoặc từ B sang C => kim không lên là transistor đứt BE hoặc đứt BC
* Đo từ B sang E hoặc từ B sang C kim lên cả hai chiều là chập hay dò BE hoặc BC.
* Đo giữa C và E kim lên là bị chập CE.
* : Cách kiểm tra Transitor thông dụng (Dùng loại PNP) : Khi các transitor ta đa biết các chân của nó ( ở trên) Việc kiểm tra nó có sống hay đã chết chúng ta làm theo sau đây :
+ : Phép đo cho biết Transistor còn tốt . ( Để đồng hồ kim đo thang 1K hay đồng hồ điện tử thì để thang đo diode)
Để que đỏ vào chân B và cho lần lượt que đen vào hai chân còn lại là C và E
Nếu đo BC và BE mà kim cùng lên thì ==> Transitor này còn dùng được
+ : Phép đo bóng chập BE
Cũng chuần bị que đo như lần trước . Để xác định được nó có chập BE hay không thì ta chỉ cần đo giữa B và E kim bằng 0 ôm là ok. Ta chỉ cần cho que đỏ vào B , đen vào E và ngược lại nếu kim bằng 0 ôm ==> chập BE = > CŨng không dùng được
+ : Phép đo bóng đứt BE
Cũng tương tự như bạn chập BE thôi nhưng mà cái này là kim nó không lên đâu!
+ : Chập CE :
Cũng chuẩn bị phép đo như lần trước (1k) đo qua lại giữa C và E nếu kim chỉ số 0 thì chập CE => không dùng được phải mua con mới!
Qua trên tôi đã giới thiệu với các bạn cách đo Transitor sống hay là đã chết.
Chú ý : Đồng hồ sử dụng ở trên là đồng hồ kim chứ không phải đồng hồ số.
Linh kiện DIAC là gì? Cấu trúc lớp, ký hiệu, nguyên lý và ứng dụng thực tế.
10/09/2023 06:55:49 / Lượt xem: 120 / Người đăng: biendtDIAC viết tắt của cụm từ Diode for alternating current hay Diode AC là một linh kiện bán dẫn cho dòng điện xoay chiều. Bản chất của DIAC là một diode bán dẫn có thể chuyển sang trại thái dẫn dòng, ngay khi điện áp rơi đạt mức bị đánh thủng VBO (break out). Có thể hiểu đơn giản, DIAC có thể dẫn dòng điện xoay chiều, nếu như điện áp đặt lên nó lớn hơn giới hạn điện áp ngưỡng của nó. Thông thường, điện áp ngưỡng của một DIAC là 30V.
Sơ đồ chân IC 74LS00 và Mạch ứng dụng
06/03/2022 12:01:50 / Lượt xem: 1069 / Người đăng: biendt74LS00 là một thành viên học IC (vi mạch) 74XXYY. Các vi mạch 74xxyy là các cổng logic của điện tử kỹ thuật số. IC 74LS00 có bốn cổng NAND . Ngoài ra mỗi cổng có hai đầu vào. Do đó đặt tên CỔNG NAND ĐẦU VÀO QUAD HAI. Các ứng dụng : + Logic mục đích chung+ Điện tử kỹ thuật số+ PC và máy tính xách tay+ Máy chủ+ ALU+ Kết nối mạng+ Hệ thống kỹ thuật số
Điện 2 pha là gì? Điện 2 pha khác gì so với điện 1 pha
08/09/2021 17:09:45 / Lượt xem: 1635 / Người đăng: biendtTrên thực tế nhiều người vẫn lầm tưởng và không phân biệt được giữa điện 1 pha, 2 pha và 3 pha. Thông thường, điện 1 pha được sử dụng cho sinh hoạt gia đình, công suất thiết bị nhỏ, các thiết bị không bị hao phí về điện năng nhiều. Điện 3 pha được dùng cho việc truyền tải, sản xuất công nghiệp sử dụng thiết bị điện có công suất lớn nhằm giải quyết các vấn đề tổn hao điện năng. Còn điện 2 pha được sử dụng như thế nào thì các bạn tham khảo bài viết dưới đây
Cảm biến điện trở dòng (Rshunt) : Sự khác nhau giữa đặt đo ở bên thấp và bên cao?
14/08/2021 10:25:45 / Lượt xem: 2329 / Người đăng: biendtSự khác nhau giữa việc đặt cảm biến điện trở dòng điện (shunt) ở phía bên cao và bên thấp của tải là gì? Bài viết này giải thích cho chúng ta những điều cơ bản để lựa chọn phù hợp trong thiết kế sử dụng cảm biến điện trở dòng cho đo dòng điện? Nhiều ứng dụng thực tế như quản lý nguồn, nạp xả PIN, điều khiển động cơ, các mạch bảo vệ dòng điện...đều sử dụng cảm biến điện trở dòng (shunt). Có hai kiểu để mắc nối tiếp điện trở cảm biến dòng trong nối tiếp với tải là mắc ở bên phía cao của tải và bên phía thấp của tải.
Mạch tạo một xung răng cưa đơn giản
20/07/2021 13:25:19 / Lượt xem: 5595 / Người đăng: biendtĐây là một mạch rất đơn giản để phát xung tam giác. Nó có thể sử dụng trong nhiều ứng dụng khác nhau trong mạch điện tử, có yêu cầu xung tam giác. Ngoài ra nó cũng có thể sử dụng phát không đối xứng để ứng dụng trong kiểm tra audio. Ngoài ra mạch còn có thể cung cấp thêm tính năng phát xung vuông để tiện dùng cho các dụng khác nhau.