Thiết kế đồng hồ số chạy giờ bằng IC số

Thiết kế đồng hồ số chạy giờ bằng IC số


Ngày nay việc ứng dụng của các linh kiện bán dẫn đã 1 phần nào giảm bớt được giá thành của sản phẩm làm bằng linh kiện rời. Ứng dụng của môn học kỹ thuật số vào thiết kế các bộ phận thiết thực hằng ngày và giúp chúng ta hiểu được môn kỹ thuật số dùng làm gì được ứng dụng vào đâu. Đồng hồ là một thiết bị ai ai hằng ngày cũng phải xem nó để biết thời gian. Đồng hồ cơ khác hoàn toàn so với đồng hồ điện tử. Hôm nay tôi post lên 1 bài hướng dẫn làm đồng hồ điện tử chỉ hiện :giờ , phút, giây dùng các IC số cơ bản.
Đối với 1 loại đồng hồ này thì cần các con linh kiện sau :
+ 6 con LED 7 thanh Anot chung với giá là 2k/con
+ 6 con giải mã BCD : 74LS47 với giá là 3k/con hay 4k/con. tùy chỗ nó bán.
+ 6 con đếm xung 10 : 74LS90 với giá khoảng 4k hay 5k/con cũng tùy chỗ bán
+ Một con NE7555 với giá 3k/con, vài con trở 3k9,1k và 1 tụ 104 và 100uF-16V
+ Mạch sử dụng nguồn 5V
1) IC giải mã BCD => LED 7 thanh : 74LS47
* Hình dạng và kích thước chân ngoài thực tế:


Đây là IC giải mã từ BCD sang mã LED 7 vạch với 4 chân đầu vào và 7 chân đầu ra với chức năng của từng chân như sau:
+ Chân 1, 2, 6, 7: Chân dử liệu BCD vào dữ liệu này được lấy từ IC đếm.[separator]
+ Chân 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15: Các chân ra tác động mức thấp (0) và được nối với LED 7.
+ Chân 8: Chân nối GND.
+ Chân 16: Chân nối Vcc = 5V.
+ Chân 4: Chân này không cần biết theo datasheet thì cho nó lên Vcc
+ Chân 5: Ngõ vào xoá dợn sóng RBI được để không hay nối lên cao khi không được dùng để xoá số 0( số 0 ở trước số có nghĩa hay số 0 thừa bên trái dấu chấm thập phân).
+Chân 3: Chân này cũng thế cho nó lên Vcc = 5V
* Bảng chân lý các giá trị IO của 74LS47


Nhìn trên bảng chân lý trên ta thấy với 4 đầu vào sau khi giải mã nó cho ra 15 giá trị của mã LED 7 vạch và hiện thị được lên LED 7 vạch.
Sự hoạt động của mạch được thể hiện ở bảng chân lý, trong đó đối với các ngõ ra H là tắt và L là sáng, nghĩa là nếu 74LS47 thúc đèn led 7 đoạn thì các đoạn a, b, c, d, e, f, g của đèn sẽ sáng hay tắt tuỳ vào ngõ ra tương ứng của 74LS47 là L hay H nên do đó ta phải dùng LED anot chung!
2 ) IC tạo xung dao động 1s : NE7555.
Đây là loại IC tạo xung vuông khá là phổ biến nó được ứng dụng nhiều trên các mạch điện tử. Đối với bài này là nó chỉ có nhiệm vụ tạo xung vuông với tần số f = 1HZ. Do IC này tôi cũng đã giới thiệu rồi nên các bạn có thể tìm đọc cách hoạt động của IC này. Đây là sơ đồ cơ bản để tạo được xung vuông trong 555:

Hình ảnh trên được siu tập trên trang nước ngoài. Đối với mạch này là tạo xung vuông đối xứng nhấp nhay 2 LED.
Sơ đồ chân như sau :
Chân 1: Nối GND.
Chân 2: Trigger Input ( ngõ vào xung ).
Chân 3: Output ( ngõ ra).
Chân 4: Reset (đặt lại).
Chân 5: Control Voltage (điện áp điều khiển).
Chân 6: Threshold (thềm- ngưỡng).
Chân 7: Discharge ( xả điện).
Chân 8: Nối Vcc.

Công thức tính tần số dao động của IC:(Nhìn hình vẽ trên)

f = 1/( ln2.C1.(R3 + R4)


Như vậy có công tính tần số dao động của 555 rồi thì việc tính được 1s là không khó khăn gì.
3) IC đếm 10 mã hóa BCD : 74LS90
Con TTL này cũng khá quen thuộc nó là con đếm mã nhị phân chia 10 mã hóa ra BCD. Cứ mỗi 1 xung vào thì nó đếm tiến lên 1 và được mã hóa ra 4 chân. Khi đếm đến 10 tự nó sẽ reset và quay trở về ban đầu.
2 thông số quan trọng để thiết kế mạch đếm này là: Bảng chân lý mã hóa ra BCD và điều kiện để Reset (Trở về trạng thái ban đầu)
+ Bảng chân lý mã hóa ra BCD
Khi sản xuất ra con này nhà sản xuất đã cung cấp cho chúng ta bảng mã hóa của con này do đó mà mình không thể tạo ra bảng mã này được. Sau đây là bảng mã của nó được lấy từ datasheet


Trong bảng chân lý trên nó có 1 chú ý và chú ý này vô cùng quan trọng là : Đầu ra của Q0 được nối với đầu vào của CP1.
+ Mức Reset cho 74LS90.
Nó có 4 chân Reset dùng để reset hệ thống với các chân : MR1, MR2, MS1, MS2. Đưa các mức thích hợp vào các chân này thì nó sẽ tự động Reset. Sau đây là bảng mức Reset

4 ) Mạch nguyên lý:
a ) Mạch tạo xung

Mạch tạo xung dùng 555 xung ở đây được tạo là 1s các linh kiện trên hình/


b ) Mạch mã hóa và giả mã hiện thị.


5) Nguyên lý hoạt động của mạch.
Xung kích được tạo ra từ 555 và xung này được đưa tới chân 14 của 74ls90 . Ngõ ra xung của (Q0,Q1,Q2,Q3) được đưa đến ngõ vào của IC giải mã 74Ls47
+ Đối với 2 IC đếm giây (IC1 và IC2) . Xung được cấp cho IC1, IC 1 này nó đếm giá trị của 9 xung sau khi đếm hết giá trị của 9 xung và nó cấp cho IC 2 một xung đếm. Khi đó IC1 đếm về 0 và IC 2 đếm 1 tức là được giá trị là 10. Khi đó IC 1 vẫn đếm từ 0 đến 9 và cấp tiếp tục cho IC . Khi IC2 đếm đến 5 và sang 6 thì cả hai IC 1 và 2 bị Reset hoàn toàn trở về 0. Lúc đó nó cấp cho IC đếm phút 1 xung.
+ IC đếm phút (IC3 và IC4): Khi IC3 nhận được từ IC2 nó lại bắt đầu đếm như IC đếm giây tời giá trị là 59. Nhưng mà IC đếm giây đếm được 59 thì IC đếm phút mới đếm được 1.Khi IC3 và IC4 đếm được đến 59 thì tại lúc này cả IC đếm giây cũng đến 59 thì tất cả 4 IC này bị Reset tất cả về 0. Và IC 3 cấp cho IC 5 của IC đếm giờ 1 xung.
+IC đếm giờ : (IC5 và IC6): Nhận xung từ IC 4.IC 5 được nhận xung từ IC 4 và bắt đầu cũng đếm giá trị Reset của giây và phút. IC 5 đếm đến 9 thì cấp xung cho IC 9 đếm và IC 6 chỉ đếm tới 2 và IC 5 chỉ đếm tới 3 nên tại thời điểm sang 24 tất cả các IC đếm reset về O hết.
Để tính được mức độ Reset các bạn tham khảo bảng chân lý Reset của 74LS90. Do có sự sai số của các linh kiện nên đồng hồ này sẽ có sử sai số tương đối. Nên để chạy các bạn nên chỉnh lại!

Bình Luận
hoangnam1706 - 09/09/2021 - 06:10:36

Cho em xin mạch in được không ad

hoangnam070101@gmail.com

 


StrongBow - 18/09/2019 - 08:21:42

ad cho em xin mạch in này đc ko ạ

 


vong - 03/05/2017 - 05:51:26

chao add giup em gởi mạch in này được không ạ em cam ơn :))


Cùng danh mục: Điện tử ứng dụng

DIY - Mạch sạc acquy 12V tự ngắt đơn giản

18/08/2023 21:35:22 / Lượt xem: 769 / Người đăng: biendt

Bạn phải làm gì khi mà bộ sạc pin hiện tại không thể dừng lại quá trình sạc khi mà bình ắc qui đã đầy. Bình ắc qui bị nóng lên, bình bị phồng, có thể gây cháy nổ hoặc làm bình của bạn bị hỏng. Nếu như vậy, bạn cần một thiết bị/hay mạch sạc tự động có thể tự động ngắt khi bình đã sạc đủ điện. Vì vậy, bạn có thể lắp một mạch điện đơn giản, theo sơ đồ mạch dưới đây để quá trình sạc diễn ra tự động, bạn không còn bận tâm việc phải canh thời gian để ngắt nguồn sạc, và nỗi lo quên ngắt nguồn điện ngây hỏng bình ắc qui nữa.

Tổng quan về mạch Snubber - Phần I

09/04/2023 23:55:20 / Lượt xem: 1099 / Người đăng: Saonam Tronics

Tôi biết nhiều bạn học điện tử nhưng kiến thức về mạch snubber rất hạn chế, hiểu mơ hồ về nó. Đây là bài viết mở đầu cho tổng quan về mạch Snubber, hy vọng trang bị cho các bạn yêu thích bộ môn điện tử học kiến thức bổ ích về loại mạch rất phổ biến này. ác bạn kỹ thuật viên điện tử thường dùng oscillocope để đo "nhịp tim'' của mạch sw thỉnh thoảng hay gặp hình ảnh này ''điện áp thoáng đột biến và đổ chuông'', điều đó chứng tỏ rằng mạch điện đang gặp nhiều vấn đề nguy hại, nhiều, nhưng tôi tập trung 3 vấn đề chính sau

TTP224 - IC 4 nút cảm ứng điện dung

18/09/2022 16:00:00 / Lượt xem: 1125 / Người đăng: biendt

Ngày nay ở một số thiết bị gia dụng, thiết bị điện, điện tử sử dụng nút bấm nằm trên mặt phẳng cứng, ví dụ nút bấm trên một số loại bếp từ, nút bấm trong bảng công tắc điều khiển nhà thông minh, nút back của một số điện thoại…đó là các nút bấm điện dung. Đặc điểm của các loại nút này là chỉ cần chạm, không cần nhấn nút và ta cũng không thể nhấm “lõm” như những nút bấm cơ bình thường vì chúng được vẽ trên mặt nhựa hoặc mặt kính phẳng.

Hướng dẫn sử dụng module SIM800, SIM900 : Cơ bản chung và các tập lệnh cơ bản

31/05/2022 08:13:45 / Lượt xem: 3502 / Người đăng: biendt

SIM800 và SIM900 là hai module GSM giống nhau tính năng cơ bản : Băng tần (GSM850, EGSM900, DCS1800, PCS1900), Dữ liệu (SMS, GPRS, FM), giao tiếp với chíp điều khiển (Nối tiếp AT)...Nhưng với SIM800 cải tiến mới thì hỗ trợ thêm một số tính năng hỗ trợ Bluetooth và các lệnh AT cho FM/Bluetooth, cải thiện tín hiệu, giá thành rẻ. Những dự án xây dựng các hệ thống điều khiển từ xa, gửi nhận dữ liệu thu thập từ các cảm biến…

Mạch Dimmer điều khiển tải AC hoạt động như thế nào?

17/04/2022 16:18:16 / Lượt xem: 4367 / Người đăng: biendt

Dimmer là một bộ điều khiển công suất đơn giản, sử dụng Triac, có mạch nguyên lý rất đơn giản và chi phí rất thấp. Do vậy chúng rất phổ biến trong các thiết bị điện dân dụng và công nghiệp. Dimmer là điều khiển, thay đổi điện áp ra tải từ đó cường độ dòng điện (Công suất) cũng thay đổi theo. Do đó được ứng dụng điều khiển như điều chỉnh độ sáng của bóng đèn, lò sưởi, tốc độ vòng quay trong các thiết bị công suất....