Tại sao phải lắp tụ bù - Phương pháp tính dung lượng, lắp đặt tụ bù

Tại sao phải lắp tụ bù - Phương pháp tính dung lượng, lắp đặt tụ bù


I. TẠI SAO PHẢI LẮP TỤ BÙ
Theo quy định của Bộ Công Thương về việc mua, bán công suất phản kháng, áp dụng cho các tổ chức, cá nhân mua, bán điện từ hệ thống điện quốc gia
- Công suất sử dụng cực đại đăng kí tại hợp đồng mua bán từ 40Kw trở lên và có hệ số công suất
Cosphi <0,9 phải mua công suất phản kháng.
- Trường hợp bên mua điện có công suất sử dụng cực đại đăng kí tại hợp đồng dưới 40kw nhưng có công suất sử dụng thực tế cực đại từ 40kw trở lên trong 3 chu kì ghi chỉ số công tơ liên tiếp bên mua phải mua công suất phản kháng kể từ chu kì ghi chỉ số kế tiếp của 3 chu kì ghi chỉ số trên.
- Hệ số công suất Cosphi được tính trên cơ sở số liệu đo đếm được tại công tơ đo đếm điện năng
trong 1 chu kì ghi chỉ số công tơ như sau.
Ap: Điện năng tác dụng trong chu kì ghi chỉ số công ơ (kWh)
Aq: Điện năng phản kháng nhận về trong chu kì ghi chỉ số công tơ là lượng công suất phản kháng
tiêu thụ bởi các thiết bị điện trong khoảng thời gian giữa hai lân fghi chỉ số công tơ ( kWh)

+ Tiền mua công suất phản kháng được tính như sau
Tq=Tp*k% trong đó
Tq: Tiền mua công suất phản kháng
Tp: Tiền mua điện năng tác dụng
k: Hệ số bù đắp chi phí do bên mua điện sử dụng quá lượng công suất phản kháng quy định (%)
Hệ số k được xác định theo bảng dưới đây


Vậy theo bảng số liệu trên Cosphi lớn hơn 0,9 ( tính trong 1 chu kì điện) sẽ không phải mua công suất phản kháng và Cosphi càng thấp Doanh Nghiệp càng phải trả tiền nhiều để mua công suất phản kháng.

II. PHƯƠNG PHÁP TÍNH DUNG LƯỢNG, LẮP ĐẶT TỤ BÙ
Công suất tiêu thụ được tính bằng điện áp nhân với dòng điện tiêu thụ và nhân với hệ số công suất cosphi
P= U*I*Cosphi (kw)
Vậy nếu hệ số cosphi thấp thì dẫn đến hệ số công suất tiêu thụ thấp thì tiền điện Doanh Nghiệp phải trả ít đi
- Nhưng công suất truyển tải điện qua các trạm biến áp đến nhà máy sử dụng được tính bằng :  
             S = U*I (kVA)
Doanh nghiệp tiêu thụ là công suất P (kw) : S = P/Cosphi
Ví dụ: Công suất tính toán cho 1 hệ thống bơm nước là 300kw
- Trường hợp Cosphi = 0,9 : S=P/Cosphi = 300/0,9 = 333 kVA
- Trường hợp cosphi thấp = 0,79 : S=P/Cosphi = 300/0,79 = 379 kVA
+ Vậy cosphi thấp S càng cao như vậy nhà cung cấp bán điện sẽ phải gành toàn bổ phần tổn hao công suất mất đi này do hệ số cosphi thấp.

 

Công thức tính dung lượng tụ bù để nâng cao hệ số cosphi
Để chọn tụ bù cho tải thì ta cần biết công suất P của tải và hệ số Cosphi của tải

Giả sử ta có công suất của tải là P
Hệ số công suất của tải là Cos φ1 → tg φ1 ( trước khi bù )

Hệ số công suất sau khi bù là Cos φ2 → tg φ2.
Công suất phản kháng cần bù là QC = P (tgφ1 – tgφ2 )

Từ công suất cần bù QC ta chọn tụ bù cho phù hợp trong bảng catalog của nhà cung cấp tụ bù. để dễ hiểu ta sẽ cho ví dụ minh hoạ như sau: 

Giả sử ta có công suất tải là P = 132 (KW).
Hệ số công suất trước khi bù là cosφ1 = 0.75 → tgφ1 = 0.88
Hệ số công suất sau khi bù là Cosφ2 = 0.95 → tgφ2 = 0.33
Vậy công suất phản kháng cần bù là Qbù = P ( tgφ1 – tgφ2 )
       Qbù = 132( 0.88 – 0.33 ) = 132*0.55 = 72.6 (KVAr)

Phương pháp tính dung lượng cần bù theo công thức thường rất mất thời gian và phải có máy tính có thể tính các hàm arcos, tan. Để giảm sự phức tạp này quá trình tính toán người ta thường dung bảng tra hệ số để tính dung lượng tụ bù nhanh
Lúc này áp dụng công thức : Qb = P*k
Với k là hệ số cần bù tra trong bảng tra dưới đây

Căn cứ vào bảng số liệu trên giả sử ta có P = 800kw và với bài toán nâng hệ số Cosphi
Cosphi 1 = 0,7
Cosphi 2 = 0,95
Gióng theo hàng cột gặp nhau tại ô có giá trị k =0.69
   Qb = P x k = 800 x 0,69 = 552 (KVAr)
Tính toán được 552 KVAr là tổng dung lượng tụ cần lắp đặt

(Bài viết được lấy từ tài liệu tham khảo internet. Tài liệu không ghi rõ tác giải)

Bình Luận
biendt - 21/04/2017 - 07:03:05

Biến tần điều khiển động cơ không đồng bộ sẽ tiếp kiệm điện. Sao nó lại như vậy bạn xem đặc tính của động cơ điện và cách thức điều khiển của biến tần. Cos phi đây hệ số công suất, hệ số này phải nằm trong giải cho phép của điện lực, nếu để hệ số này thấp thì sinh ra tổn hao, giảm hiệu quả truyền tuyền tải.


tungdt - 19/04/2017 - 03:07:27

 vay khi lap bien tan vao he thong dong co co tiet kiem dien duoc khong .lap bien tan thi cos phi duoc tang len


Cùng danh mục: Kiến thức ngành điện

Nguồn cung cấp cho ứng dụng điện áp quá độ cấp III (OVC III)

24/03/2024 11:26:22 / Lượt xem: 137 / Người đăng: biendt

Khái niệm về cấp điện áp quá độ được sử dụng cho các thiết bị được cấp điện trực tiếp từ mạng điện thấp áp (<1000Vac). Một khái niệm tương tự cũng có thể được sử dụng cho các thiết bị được kết nối với các hệ thống khác, ví dụ như hệ thống viễn thông và dữ liệu. Cấp quá điện áp (OVC) chỉ định một mức độ quá áp tạm thời từ các nguồn như sét đánh hoặc nguồn điện không ổn định để xác định vị trí mà thiết bị điện hoặc nguồn cung điện được lắp đặt

PCB là gì? Phân loại, ứng dụng thực tế và phân biệt với FPCB

12/11/2023 10:35:38 / Lượt xem: 598 / Người đăng: biendt

PCB là một thuật ngữ được nhắc đến khá nhiều trong lĩnh vực điện tử. Với nhiều ưu điểm, tính ứng dụng của PCB khá cao? Vậy, bảng mạch PCB là gì? Cấu tạo, đặc điểm, ứng dụng của mạch PCB như thế nào? Lĩnh vực điện, kỹ thuật điện có tính ứng dụng cao. Cải tiến trong kỹ thuật điện mang đến nhiều giải pháp cho công nghiệp, đời sống hiện đại. Nhiều công nghệ, thuật ngữ mới trong kỹ thuật điện tử ra đời, khiến nhiều người chưa cập nhật kịp thời.

Sự khác nhau giữa PLC Siemens S7-300 và S7-1500

01/11/2023 21:53:15 / Lượt xem: 423 / Người đăng: biendt

Được phát hành vào năm 2012, Siemens SIMATIC S7-1500 là sản phẩm kế thừa của Siemens PLC S7-300 lâu đời. Mặc dù chúng có thể hoán đổi cho nhau trong nhiều tình huống, thế hệ S7-1500 tích hợp các công nghệ mới nhất và tương lai vào một hệ thống tự động. Cả PLC S7-300 và S7-1500 đều có hình dạng và kích thước tương tự nhau và được chế tạo theo thiết kế mô-đun và đương nhiên có thể ở rộng. CPU, mô-đun I/O và mô-đun giao tiếp có thể được thêm vào khi cần thiết vào một bảng nối đa năng tiêu chuẩn có thể có kích thước phù hợp với dự án cụ thể của bạn.

Tìm hiểu Điện trở xả (Brake resistor) trong Biến tần

15/10/2023 08:11:09 / Lượt xem: 654 / Người đăng: biendt

Các ứng dụng cần thời gian tăng giảm tốc nhanh, quán tính tải lớn, chúng ta sẽ phải lắp thêm điện trở xả. Về cấu tạo của động cơ điện, loại vẫn hay sử dụng là động cơ 3 pha không đồng bộ. Trong động cơ sẽ có các cuộn dây, khi cấp điện, cuộn dây sẽ sinh ra từ trường. Với dòng điện xoay chiều biến đổi liên tục sẽ sinh ra từ trường làm quay động cơ. Khi tốc độ động cơ thay đổi đột ngột, đảo chiều hay vận hành không tải sinh ra hiện tượng động cơ được xem như một máy phát điện đưa điện ngược trở lại.

10 Lời khuyên và kinh nghiệm khi thiết kế kết nối IGBT trong thiết bị điện tử

02/10/2023 20:51:30 / Lượt xem: 482 / Người đăng: biendt

Bất kỳ cuộn cảm ký sinh trong DC-liên kết phải giảm thiểu. Quá áp có thể được hấp thụ bởi C-hoặc RCd giữa thiết bị đầu cuối chính (cộng và trừ) của các mô-đun năng lượng. Các dây ra kết nối giữa Gate driver Gate IGBT module phải được giữ càng ngắn càng tốt. Hệ thống dây điện kết nối giữa G-E phải được xoắn đôi để giảm thiểu lẫn nhau cảm ứng, như từ trường sẽ được bù lại bằng dòng điện bằng theo hướng ngược nhau.