Mạch báo người ăn trộm nhà đa năng

Mạch báo người ăn trộm nhà đa năng


Đây là mạch báo trộm nhà 4 trong 1. Sử dụng NE556 làm cảnh báo kết hợp với chuông báo động,


Mạch sử dụng NE556 là IC Timer giống như NE555 nhưng ở đây sử dụng cho việc đóng cắt. Với hai đầu vào kích (TRIG1, TRIG2) và hai đầu ra (O/P1, O/P2). TRIG1 điều khiển đầu ra O/P1, TRIG2 điều khiển đầu ra O/P2. Nếu đầu vào TRIG ở mức thấp thì đầu ra O/P ở mức cao và ngược lại. Chi tiết xem datasheet của NE556.[separator]
* Nhìn ở mạch ta thấy mạch có các đầu vào và đầu ra như sau :
+ Cảm biến chạm tay (Touch Point). Điểm nối với vật mà tay con người chạm phải.
+ Cảm biến ánh sáng LDR1, LDR2 hoạt động ở hai trạng thái khác nhau. Khi có ánh sáng chiếu vào LDR thì điện trở của LDR nhỏ xuống và không có ánh sáng thì LDR có điện trở rất lớn.
+ WIRE LOOP là sợ dây điện nối. Dây này rất dễ đứt khi có sự tác động của con người
+ S2, S3, S4 là công tác ở các cửa sổ. Khi đóng cửa sổ thì các S2..S4 sẽ đóng lại và mở cửa sổ thì các S2..S4 sẽ mở ra.
+ S1 là nút nhấn Reset
+ VR1 :  Điều khiển độ nhạy cho LDR1 để tạo mức kích cho chân kích TRIG1.
+ VR2 : Điều khiển độ nhạy cho LDR2 để tạo mức kích cho chân kích TRIG2.
+ VR3 : Điều khiển độ nhạy cho TOUCH, đóng mở cho Transitor T1
+ T2 : Transitor điều khiển công suất cho Role.
+ T1 : Transitor đóng cắt được điều khiển bởi TOUCH
+ Role dùng để đóng cắt các chuông báo, còi hay thiết bị cảnh báo khác.
+ 7806 : Cung cấp nguồn 6V ổn định cho hệ thống từ nguồn 12V
* Nguyên lý hoạt động
Mạch không hoạt động cảnh báo khi :
+ Các S2, S3, S4 được đóng
+ Không có ai chạm vào vật được nối với điểm TOUCH
+ Sợ dây WIRE LOOP không bị đứt
+ Không có ánh sáng chiếu vào LDR1
+ Có ánh sáng chiếu vào LDR2.
Mạch hoạt động cảnh báo khi :
+ Kẻ chộm lọt vào nhà thông qua các cửa sổ, cửa chính mà ta đã đặt các công tắc ở của. Khi đó một trong các S2, S3, S4 sẽ được mở ra. Nếu kẻ trộm ăn trộm vào ban ngày thì khi mở của sẽ có ánh sáng chiếu vào LDR1 (cảm biến này bố trí thích hợp) . Lúc này chân TRIG1 được nối xuống thấp và xuất cho ra đầu ra kích mở cho T2 và Role hoạt động. Khi ăn chộm vào ban đêm thì LDR1 không hoạt động vì không có ánh sáng. Dây Touch sẽ được nối với cửa sổ. Kẻ trộm mở cửa sổ ra và tay chạm vào cửa sổ khi đó kích mở cho T1 hoạt động nối TRIG1 xuống thấp. Cảnh báo đầu ra.
+ Ngoài ra ta bố trí các cảm biến WIRE LOOP ở vị trí thích hợp mà khi kẻ trộm đi qua làm đứt sợi dây đó kéo TRIG2 xuống thấp  Đầu ra được báo động. Vị trí này tùy vào để nơi thích hợp. Hay khi kẻ trộm đi qua cảm biến LDR2 cắt tia ánh sáng chiếu vào LDR2, làm cho điện trở LDR2 rất lớn do đó kéo TRIG2 xuống thấp và đầu ra được báo động.
Đối với LDR1 bố trí làm sao khi không có người thì không được có ánh sáng chiếu vào nó
Đối với LDR2 bố trí làm sao khi không có người thì luôn có ánh sáng chiếu vào nó. Dùng ánh sáng hồng ngoại sẽ không bị phát hiện.
Ở mạch này do có rất nhiều điểm bố trí cảm biến sao cho kẻ trộm kiểu gì cũng bị phát hiện. Trên là sơ đồ nguyên lý với rất nhiều điểm cảm biến khác nhau, để những nơi mà kẻ trộm chạm phải, đi qua….Đấy là tùy cách bố trí của mỗi nhà.

Bình Luận
Cùng danh mục: Mạch điện tử ứng dụng

Mạch nguồn điều chỉnh 1.25V-37V, 5A sử dụng LM338

04/10/2023 21:07:24 / Lượt xem: 832 / Người đăng: biendt

LM338: IC biến đổi điện áp đầu ra mong muốn. Có dải điện áp đầu vào lớn nhất 40VDC. Điện áp đầu ra điều chỉnh dải tuyến tính 1.25V – 37VDC, Dòng điện lớn nhất: 5A. Cần đảm bảo tản nhiệt cho LM338 tốt để cho dòng điện đầu ra ổn định 5A. Đây là một mạch nguồn cung cấp điều chỉnh điện áp đầu ra mong muốn, ứng dụng trong cung cấp nguồn cho thiết bị điện tử, sạc pin, thắp sáng, điều chỉnh nhiệt,…

Mạch khuếch đại tai nghe (headphone) HI-FI đơn giản

01/09/2022 09:29:36 / Lượt xem: 1895 / Người đăng: biendt

Đây là DIY bộ khuếch đại tai nghe (headphone) HI-FI đơn giản. Toàn bộ nội dung bài viết chúng tôi lấy từ website : www.gc.digitw.com. Bạn đọc tham khảo để ứng dụng cho các dự án của mình. Ưu điểm của mạch : Sử dụng linh kiện giá thành siêu rẻ NE555 (khối Opam) để thực hiện, dễ mua và giá thành rẻ. Ngoài ra các bạn có thể dùng các opam khác tốt hơn như TL082, OP2134...

Mạch hẹn giờ 1 - 10 phút sử dụng IC 555

25/08/2017 21:43:35 / Lượt xem: 18381 / Người đăng: biendt

Mạch bắt đầu hoạt động khi SW được gạt lên vị trí ON. Đèn LED màu vàng sẽ hiện thị trong khoảng thời gian được cài đặt sẵn. Khi chu kỳ thời gian hết thì LED màu vàng sẽ tắt , đèn LED màu đỏ sẽ bật và kèm theo tiếp còi kêu.Thời gian cài đặt được thiết lập điều chỉnh bằng biến trở 1Mohm và nó có thể điều chỉnh được từ 1 - 10 phút. Để tính toán chính xác thời gian này ta dựa vào công thức tính tần số của 555.

Mạch biến đổi điện áp tuyến tính với đầu vào điện áp cao

08/04/2017 10:35:56 / Lượt xem: 5675 / Người đăng: biendt

Thông thường ta sử dụng IC 3 chân để biến đổi điện áp tuyến tính. Ví dụ như LM317 nhưng nó chỉ điều chỉnh được điện áp đầu vào trong khoảng 30VDC. IC LR8A của hãng Supertex Inc là một giải pháp nó có thể chấp nhận đầu vào lớn đến tới 450V và dòng điện đầu ra khoảng 0.5mA ~ 10mA

Đóng cắt thiết bị xoay chiều bằng Triac - Một nguyên lý của relay bán dẫn (SSR)

16/12/2016 22:25:57 / Lượt xem: 20931 / Người đăng: biendt

Từ lâu việc dùng rơ le để đóng cắt được sử dụng phổ biến cho các thiết bị hoạt động ở điện áp cao. Nhưng việc sử dụng rơ le đóng cắt có 2 nhược điểm lớn: gây ồn, và gây nhiễu cho các thiết bị xung quanh. Một phương án giải quyết vấn đề này là sử dụng TRIAC kết hợp với opto-coupler. Phương pháp này ngày nay được sử dụng rất rộng rãi trong các mạch dimmer, đóng cắt động cơ... Lợi ích của mạch đóng cắt bằng TRIAC: - Có thể sử dụng cho cả điện xoay chiều vào một chiều. - Không tạo tiếng ồn. - Không gây nhiễu sóng hài.