Đếm số nút nhấn 0-9 hiện thị lên LED 7 (Chip Psoc)

Đếm số nút nhấn 0-9 hiện thị lên LED 7 (Chip Psoc)


Trong phần này tôi sẽ giới thiệu với các bạn số cách đếm số nút nhấn hiện thị lên LED 7 seg.Ta dùng 1 nút nhấn để nhận tín hiệu vào chíp. Đây là cách nhận tín hiệu từ bên ngoài vào cho chíp xử lý (Dạng On/Off).  Nhấn 1 lần thì hiện thị số 1, nhấn tiếp hiện thị số 2 .... cứ thế cho tới đến lần nhấn thì nó lại quay trở về ban đầu. Sau đây là cách làm như sau:
1: Lắp mạch.
Cái này mình phải dùng loại LED 7seg thì mới hiện thị được các số lần nhấn được. Hiện nay trên thị trường có 2 loại LED 7 thanh đó là loại chung Anot và chung catot


Cấu tạo của nó gồm 8 con LED đơn được ghép với nhau 1 là chung Anot 2 là chung Catot. có 1 chân cấp nguồn và 8 chân đầu ra hay vào tùy theo Anot chung hay catot chung.Và trên đó nó được chia ra làm 7 thanh tương ứng với A,B,C,D,E,F,G và 1 chân dot.[separator]
Ở bài này tôi dùng LED 7 thanh có Anot chung! Cái này các bạn có thể ra chợ mua được giá chỉ có 2k đên 3K 1 con thôi!
Sơ đồ nguyên lý mạch hiện thị!


Ở đây tôi dùng Port 2 để điều khiển hiện thị ra LED 7 thanh. Và cách mắc này là bơm dòng cho vi điều khiển. Dùng 5 V cấp cho LED 7 và CY8C29466.(Hình vẽ)
Các bạn dùng cổng Port 2(Không cứ gì Port này đâu là theo ý tôi) lắp lần lượt từ Port2_0 đến Port2_7 vào các thanh A,B,C,D,E,F,G,Dot. Nhớ là phải lắp đúng thứ tự không có là không hiện thị được .Đầu chung Anot là được nối với 5V thông qua điện trở 330 hay 470
Thêm 1 nút nhấn để đếm số nút nhấn. Nút nhấn này được mắc vào Port1_7 một đầu được nối với chân P1_7 và một đầu được nối với GND. Trong phần mền tôi không dùng phần mền để chống nhiễu cho nó mà ở phần cứng tôi dùng để chống nhiễu cho tụ ở đây tôi dùng thêm 1 con tụ được mắc song song với nút nhấn. Tác dụng của tụ này là:
+ Khi chưa nhấn nút thì tụ được nạp điện sau khi nhấn nút thì lúc này tụ sẽ phóng điện từ dương sang âm làm cho tín hiệu lâu về 0 hơn (Trễ cứng)
+ Khi nhấn nút do các tiếp điểm cơ khí nên tín hiệu đó không về không được mà nó còn có 1 số xung điện . Tu điện dùng để giảm nhiễu. Nếu không muốn phần cứng để khử nhiễu mà ta dùng phần mền khử nhiễu cũng được!
Thêm 1 mạch reset cho mạch: dùng 1 công tắc nối với chân số 19 thông qua 1 điện trở 1k và đầu kia được nối lên VCC. Khi công tắc được đóng thì mạch sẽ tự reset. Còn 1 tụ được nối giữa chân 28 và 14 là để không bị mất nguồn trong khoảng thời gian ngắn
2 : Nguyên lý hoạt động
Psoc có sự khác so với các dòng vi sử lý khác nó ta phải tự thiết lập phần cứng khi đưa ra các tín hiệu ra Port. Đối với bài tập này các bạn phải thiết lập chế độ như sau:
Port2 : Tất cả để ở chế độ Strong
Port1_7 " Để ở chế độ Pull up
Nguyên lý ở đây là nguyên lý đếm số nút nhấn. Nên thế ta phải cho nó 1 biến đếm để khi ta nhấn thì nó sẽ tăng thêm 1 (Tăng 2 ,3... cũng được) và biến đếm đó phải được lưu trong Ram. Khi biến đếm đó được nhấn 9 lần thì phải trở về 0 do ở đây ta dùng 1 LED 7 nên nó chỉ hiện thị được từ 0-9 thôi. Dùng 1 hàm để hiện thị các giá trị này.
3 ) Chương trình.
+ Môi trường lập trình : Psoc Designer
+ Viết cho vi xử lý : Psoc Cy8C29466

Bình Luận
Cùng danh mục: Vi điều khiển - Lập trình

Cơ sở công suất và năng lượng tiêu thụ trên MCU

29/07/2023 21:21:12 / Lượt xem: 414 / Người đăng: biendt

Công suất và năng lượng tiêu thụ của MCU ảnh hưởng đến các quyết định thiết kế về nguồn, thời gian sử dụng pin, và kể cả nhiệt độ hoạt động trong các ứng dụng nhúng. Nhất là khi đối mặt với các ứng dụng được cung cấp năng lượng từ nguồn pin,

Giải thích cơ chế các lệnh SET BIT, CLEAR BIT và TOGGLE trong lập trình vi điều khiển

15/09/2022 08:10:32 / Lượt xem: 995 / Người đăng: biendt

Giải thích các lệnh SET BIT, CLEAR BIT và TOGGLE thường được dùng trong lập trình vi điều khiển. Lệnh SET BIT là lệnh cài đặt 1 bit mong muốn trong thanh ghi cho nó có giá trị logic 1 và không làm thay đổi giá trị các bit còn lại của thanh ghi đó. Lệnh CLEAR BIT là lệnh cài đặt 1 bit mong muốn trong thanh ghi cho nó giá trị logic 0 và không làm thay đổi giá trị các bit còn lại của thanh ghi đó. Lệnh TOGGLE BIT là lệnh cài đặt 1 bit mong muốn trong thanh ghi cho nó giá trị logic 0 nếu trước đó nó có giá trị logic 1 và ngược lại, đồng thời không làm thay đổi giá trị các bit còn lại của thanh ghi đó.

Chia sẻ chương trình đọc ghi thẻ SD bằng MSP430 G2553 phục vụ lưu trữ

17/08/2022 06:20:30 / Lượt xem: 738 / Người đăng: biendt

Chương trình sử dụng vi điều khiển chính là MSP430G2553 (có thể sử dụng vi điều khiển khác cùng họ MSP430) kết nối với module đọc/ghi thẻ nhớ SD card là MODULE MICRO SD CARD để lưu trữ dữ liệu, đọc dữ liệu…Chuẩn bị : 1 KIT MSP430G2553, 1 Module SD Card, 1 Thẻ nhớ SD card : Micro SD <= 2GB hoặc Micro SDHC <= 32GB

Hướng dẫn thiết kế mạch vi điều khiển đơn giản

07/06/2022 06:18:47 / Lượt xem: 813 / Người đăng: biendt

Thiết kế mạch cho vi điều khiển là một việc làm không hề đơn giản đối với những người mới bắt đầu. Có thể bạn phải đọc hàng trăm trang datasheet và tài liệu thiết kế tham khảo, các sơ đồ mạch thiết kế mẫu, các chỉ dẫn layout để có thể hoàn thiện được thiết kế của mình một cách tốt nhất. Hướng dẫn này sẽ chỉ ra những điểm chung mà các bạn cần lưu ý khi thiết kế mạch vi điều khiển

Thiết kế mạch chống nhiễu cho Vi điều khiển (Chíp lập trình hoặc IC)

05/05/2022 06:05:35 / Lượt xem: 2058 / Người đăng: biendt

Có mấy phương pháp cho mạch chống nhiễu vi điều khiển : .Sử dụng cách ly quang: để cách ly giữa tín hiệu điều khiển từ VĐK xuất ra và mạch công suất 220v.Sử dụng mạch snubber khi điều khiển tải bằng relay.Sử dụng linh kiện điện tử chính hãng...Sử dụng mạch lọc nguồn AC 220v trước khi cấp cho bộ nguồn 5V nuôi VĐK...Chống nhiễu khi viết code