Hướng dẫn đọc Datasheet linh kiện điện tử hiệu quả

Hướng dẫn đọc Datasheet linh kiện điện tử hiệu quả


I. Đầu tiên là về mục đích, tại sao cần đọc datasheet?

  • Datasheet là tài liệu hướng dẫn sử dụng một sản phẩm nào đó của nhà sản xuất giúp cho khách hàng của mình có thể hiểu và sử dụng sản phẩm của nhà sản xuất. Một số thuật ngữ tương tự datasheet như manuals hay catalogue,…nó cũng có thể hiện các thông tin cơ bản về thiết bị, linh kiện, cách sử dụng,…
  • Đối với các linh kiện điện tử cũng vậy, các nhà sản xuất luôn cung cấp những thông tin để người dùng có thể hiểu và sử dụng được sản phẩm của họ. Những thông tin này có thể là mô tả về chức năng, ứng dụng của linh kiện, các thông số kĩ thuật, các hoạt động của một linh kiện,…
  • Hầu hết datasheet từ nhà sản xuất cung cấp sẽ ở ngôn ngữ tiếng anh (và 1 số ngôn ngữ khác nữa), bởi vậy khi đọc datasheet thì bạn cần có khả năng đọc hiểu tiếng anh chuyên ngành nhé. Nếu tiếng anh của bạn còn yếu thì nên cải thiện dần đi nhé.

II. Cách đọc datasheet hiệu quả:

  • Hiểu được cấu trúc của một datasheet?
  • Biết mình cần thông tin gì?

1. Cấu trúc của một datasheet:

Trước khi đọc datasheet, ta cần biết là đối với các nhà sản xuất khác nhau, các loại linh kiện khác nhau thì datasheet cũng khác nhau. Tuy nhiên, ta cần nhận diện một số thông tin quan trọng chung giữa các loại datasheet, đó là :

  • Features (đặc điểm): Thông tin về đặc điểm tổng quan và nổi bật của linh kiện.
  • Applications (ứng dụng) : Thông tin về các ứng dụng cơ bản của linh kiện.
  • Description ( mô tả): Thông tin về một số chức năng và ưu điểm nổi trội của linh kiện.
  • Pin Configuration and Functions ( cấu hình chân và chức năng): Thông tin về cấu hình chân và chức năng của chúng.
  • Specifactions ( thông số kĩ thuật): thông tin về thông số kĩ thuật bao gồm điện áp, dòng điện, nhiệt độ,công suất tỏa nhiệt,…
  • Detailed Description ( mô tả chi tiết): Thông tin chi tiết về linh kiện bao gồm cấu trúc, cách thức hoạt động và các chức năng của linh kiện.
  • Application and Implementation ( ứng dụng và cách sử dụng): Thông tin về cách ứng dụng linh kiện trong mạch thiết kế.
  • Layout: Thông tin về cách thiết kế mạch PCB bao gồm các lưu ý khi layout linh kiện
  • Mechanial Information: Thông tin về kích thước cơ khí của linh kiện.
  • Packaging and Orderable Information: Thông tin về kiểu đóng gói sản phẩm và mã sản phẩm đang có trên thị trường.

2. Biết mình cần thông tin gì?

  • Nhìn chung, nếu phân tích kỹ về ý nghĩa của các thông tin trong một Datasheet, ta thấy chúng đều có giá trị quan trọng nào đó. Nhưng trên thực tế, ta không cần quá nhiều thông tin như vậy. Việc đọc hết nội dung Datasheet có thể lãng phí thời gian nên ta chỉ cần tập trung vào mục đích ta cần, đó là phương pháp hiệu quả nhất.
  • Vậy cách tập trung như thế nào? Nó được chia theo mục đích mà bạn muốn đọc Datasheet và các mục đích có thể chia như sau:
    • Đọc để hiểu tổng quát về linh kiện,
    • Đọc để thiết kế mạch nguyên lý,
    • Đọc để thiết kế mạch PCB,
    • Đọc để lập trình,
    • Đọc để mua linh kiện.
  • Bạn nên nhớ khi mình cần thông tin gì trong datasheet mà chọn chỗ đọc cho phù hợp thì mới hiệu quả được, không phải đọc từ trang 1 đến trang cuối là xong đâu, bởi không phải bạn có đủ thời gian để làm hết việc đó. Một số datasheet chỉ có 5-7 trang thì bạn có thể đọc hết được nhưng với datasheet từ 100-200 trang thì đó là 1 chuyện khác.
  • 1 mẹo khi mình tìm kiếm thông tin nơi cần đọc trong datasheet thì mình sử dụng chức năng tìm kiếm (search) của công cụ mở file datasheet đó, rồi bắt đầu sử dụng từ khóa chính để tìm tới nơi cần tìm nhanh nhất có thể. Ví dụ khi mình cần tìm giá trị liên quan điện áp, dòng của linh kiện thì mình search “power supply” hoặc “current”, “voltage”, “power”,…tuy sẽ ra nhiều kết quả nhưng sẽ sẽ lọc dữ liệu tìm kiếm nữa mà. Đó là 1 mẹo nhỏ cho các bạn thử J)
  • Và 1 điều đặc biệt nữa là khi các bạn đọc thật nhiều datasheet thì bạn cũng sẽ nâng cao được kinh nghiệm tìm kiếm, đọc tài liệu của bạn thôi. Nên càng thực hành nhiều là lên tay nghề thôi nhá.

2.1. Đối với mục đích đọc để hiểu tổng quát linh kiện, ta cần đọc các mục sau:

Với mục đích này thì hầu như các thông tin tổng quát nó sẽ nằm ở trang đầu tiên của datasheet.

  • Features (đặc điểm): Thông tin về đặc điểm tổng quan và nổi bật của linh kiện.
  • Applications (ứng dụng) : Thông tin về các ứng dụng cơ bản của linh kiện

2.2. Đối với mục đích đọc để thiết kế mạch nguyên lý, ta cần đọc các mục sau:

  • Description (mô tả): Thông tin về một số chức năng và ưu điểm nổi trội của linh kiện
    Pin Configuration and Functions (cấu hình chân và chức năng): Thông tin về cấu hình chân và chức năng của chúng.
  • Specifications (thông số kĩ thuật): thông tin về thông số kĩ thuật bao gồm điện áp, dòng điện, nhiệt độ, công suất tỏa nhiệt,…
  • Application and Implementation (ứng dụng và cách sử dụng): Thông tin về cách ứng dụng linh kiện trong mạch thiết kế.

2.3. Đối với mục đích đọc vẽ mạch PCB, ta cần đọc các mục sau:

  • Pin Configuration and Functions (cấu hình chân và chức năng): Thông tin về cấu hình chân và chức năng của chúng.
  • Mechanial Information: Thông tin về kích thước cơ khí của linh kiện.
    Layout: Thông tin về cách thiết kế mạch PCB bao gồm các lưu ý khi layout linh kiện.

2.4. Đối với mục đích đọc để lập trình, ta cần đọc các mục sau:

  • Pin Configuration and Functions (cấu hình chân và chức năng): Thông tin về cấu hình chân và chức năng của chúng.
  • Detailed Description (mô tả chi tiết): Thông tin chi tiết về linh kiện bao gồm cấu trúc, cách thức hoạt động và các chức năng của linh kiện, giãn đồ xung, giãn đồ thời gian,…

2.5. Đối với mục đích đọc để mua linh kiện, ta cần đọc các mục sau:

  • Packaging and Orderable Information: Thông tin về kiểu đóng gói sản phẩm và mã sản phẩm đang có trên thị trường.
  • Ở phần này khi đọc chúng ta cũng sẽ nắm được thông tin 1 số dòng linh kiện tương tự, cùng họ hoặc cùng chức năng mà nhà sản xuất cung cấp,…

III. Kết luận

Trên đây là 1 số chia sẻ của mình về cách sử dụng datasheet cho hiệu quả, hi vọng sẽ giúp ích thêm cho bạn nào chưa biết hết. Bởi với kỹ sư điện tử thì việc đọc datasheet linh kiện là bắt buộc, làm gì cũng sẽ phải đụng tới nó, vì vậy có được cách đọc datasheet hiệu quả thì quá trình làm việc của bạn sẽ được cải thiện hơn, tiết kiệm thời gian mà giải quyết nhanh nhóng các vấn đề. Nếu bạn có kinh nghiệm đọc datasheet hiệu quả khác nữa thì cùng chia sẻ cho mọi người cùng nắm nhé, cùng chia sẻ cùng chung vui, vì một cộng đồng phát triển hơn, không ai bị bỏ lại phía sau.

(Team phần cứng TAPIT - www.tapit.vn)

Bình Luận
Cùng danh mục: Kiến thức ngành điện

Nguồn cung cấp cho ứng dụng điện áp quá độ cấp III (OVC III)

24/03/2024 11:26:22 / Lượt xem: 126 / Người đăng: biendt

Khái niệm về cấp điện áp quá độ được sử dụng cho các thiết bị được cấp điện trực tiếp từ mạng điện thấp áp (<1000Vac). Một khái niệm tương tự cũng có thể được sử dụng cho các thiết bị được kết nối với các hệ thống khác, ví dụ như hệ thống viễn thông và dữ liệu. Cấp quá điện áp (OVC) chỉ định một mức độ quá áp tạm thời từ các nguồn như sét đánh hoặc nguồn điện không ổn định để xác định vị trí mà thiết bị điện hoặc nguồn cung điện được lắp đặt

PCB là gì? Phân loại, ứng dụng thực tế và phân biệt với FPCB

12/11/2023 10:35:38 / Lượt xem: 584 / Người đăng: biendt

PCB là một thuật ngữ được nhắc đến khá nhiều trong lĩnh vực điện tử. Với nhiều ưu điểm, tính ứng dụng của PCB khá cao? Vậy, bảng mạch PCB là gì? Cấu tạo, đặc điểm, ứng dụng của mạch PCB như thế nào? Lĩnh vực điện, kỹ thuật điện có tính ứng dụng cao. Cải tiến trong kỹ thuật điện mang đến nhiều giải pháp cho công nghiệp, đời sống hiện đại. Nhiều công nghệ, thuật ngữ mới trong kỹ thuật điện tử ra đời, khiến nhiều người chưa cập nhật kịp thời.

Sự khác nhau giữa PLC Siemens S7-300 và S7-1500

01/11/2023 21:53:15 / Lượt xem: 415 / Người đăng: biendt

Được phát hành vào năm 2012, Siemens SIMATIC S7-1500 là sản phẩm kế thừa của Siemens PLC S7-300 lâu đời. Mặc dù chúng có thể hoán đổi cho nhau trong nhiều tình huống, thế hệ S7-1500 tích hợp các công nghệ mới nhất và tương lai vào một hệ thống tự động. Cả PLC S7-300 và S7-1500 đều có hình dạng và kích thước tương tự nhau và được chế tạo theo thiết kế mô-đun và đương nhiên có thể ở rộng. CPU, mô-đun I/O và mô-đun giao tiếp có thể được thêm vào khi cần thiết vào một bảng nối đa năng tiêu chuẩn có thể có kích thước phù hợp với dự án cụ thể của bạn.

Tìm hiểu Điện trở xả (Brake resistor) trong Biến tần

15/10/2023 08:11:09 / Lượt xem: 639 / Người đăng: biendt

Các ứng dụng cần thời gian tăng giảm tốc nhanh, quán tính tải lớn, chúng ta sẽ phải lắp thêm điện trở xả. Về cấu tạo của động cơ điện, loại vẫn hay sử dụng là động cơ 3 pha không đồng bộ. Trong động cơ sẽ có các cuộn dây, khi cấp điện, cuộn dây sẽ sinh ra từ trường. Với dòng điện xoay chiều biến đổi liên tục sẽ sinh ra từ trường làm quay động cơ. Khi tốc độ động cơ thay đổi đột ngột, đảo chiều hay vận hành không tải sinh ra hiện tượng động cơ được xem như một máy phát điện đưa điện ngược trở lại.

10 Lời khuyên và kinh nghiệm khi thiết kế kết nối IGBT trong thiết bị điện tử

02/10/2023 20:51:30 / Lượt xem: 475 / Người đăng: biendt

Bất kỳ cuộn cảm ký sinh trong DC-liên kết phải giảm thiểu. Quá áp có thể được hấp thụ bởi C-hoặc RCd giữa thiết bị đầu cuối chính (cộng và trừ) của các mô-đun năng lượng. Các dây ra kết nối giữa Gate driver Gate IGBT module phải được giữ càng ngắn càng tốt. Hệ thống dây điện kết nối giữa G-E phải được xoắn đôi để giảm thiểu lẫn nhau cảm ứng, như từ trường sẽ được bù lại bằng dòng điện bằng theo hướng ngược nhau.