Giao tiếp LED đơn dùng Psoc

Giao tiếp LED đơn dùng Psoc


Đầu tiên để học được vi điều khiển là ta lập trình bật tắt đèn LED cho quen với việc giao tiếp vào ra của vi điều khiển ở đây tôi dùng sử dụng Psoc CY8C29466 để giao tiếp với LED (Các dòng Vi xử lý khác cách ghép nối và thuật toán cũng tương đương). Và bài này tôi đã test trên thực tế nên chương trình ko có gì sai.

1: Lắp mạch.
Ở đây tôi dùng điều khiển bằng cách bơm dòng cho vi điều khiển. Dùng nguồn 5V cấp cho cả dãy LED (Qua điện trở hạn dòng) và CY8C29466.
Các bạn gắn lần lượt 8 con LED vào lần lượt các chân Port0 tương ứng của vi điều khiển . Chiều của catot của LED được nối vào với vi điều khiển qua các con trở 330 ohm còn đầu Anot của 8 con LED được nối chung với nhau lên 5V (Hình vẽ).
Thêm 1 mạch reset cho mạch: dùng 1 công tắc nối với chân số 19 thông qua 1 điện trở 1k và đầu kia được nối lên VCC. Khi công tắc được đóng thì mạch sẽ tự reset. Còn 1 tụ được nối giữa chân 28 và 14 là để không bị mất nguồn trong khoảng thời gian ngắn.
Sơ đồ mạch:

Chú ý : Đây là LED công suất nhỏ nên ta có thể cho dội dòng trực tiếp vào vi điều khiển được. Nếu các LED công suất lớn ta phải thông qua bộ đệm dòng cho LED.
2 : Nguyên lý hoạt động

Do nguồn 5V được nối từ LED vào vi điều khiển nên khi chân vi điều khiển ở mức 0 thì đèn sáng còn ở mức 1 thì đèn tắt. Psoc có cái hơi khác do các dòng vi điều khiển khác là nó tích hợp bộ dao động chuẩn bên trong ổn định nên việc lắp mạch và điều khiển rất dễ dàng với tốc độ xử lý lên tới 48MHZ.
3: Lập trình
Để điều khiển 1 LED ta cho chân vi điều khiển đo xuống mức 0. Tắt đi cho nó mức 1. Đây là mạch ghép theo nguyên tắc hút dòng cho LED. Do đây là mạch test IO và ít LED nên ta có thể lắp trực tiếp như thế này. Đối với nhiều LED ta phải dùng transitor để đệm dòng.
Ví dụ : Tôi muốn cho Port0_0 sáng thì tôi tính mã như sau: Tôi cho Port0_0 ở mức 0 còn các Port0_1 đến Port0_7 bằng 1. Tính mã nhị phân 4 bít ta được : 0xfe. Tắt nó đi thì ngược lai!
6 ) Chương trình.
+ Môi trường lập trình : Psoc Designer
+ Viết cho vi xử lý : Psoc Cy8C29466
+ Writed by biendt - www.hoiquandientu.com

Bình Luận
luckystar89x - 27/04/2015 - 09:05:25

thank bác nhé em cấu hình lại chân lên strong mạch chạy ok rồi mà bác kiểm tra lại cái mạch nạp cỏng lpt của bác xem em lắp ko chạy sau đó em so với 1 mạch khác cũng của bác thì thấy chân reset khác nhau em phải sửa lại mới chạy đấy


biendt - 26/04/2015 - 06:58:51

Bạn phải sửa lại cấu hình : Tần số, cấu hình chân. Bạn mở file của bài tập này lên vào phần cấu hình là thấy.


luckystar89x - 24/04/2015 - 01:50:48

file của em ở đây anh kiểm tra hộ xem có lỗi gì ko http://www.mediafire.com/download/y71m3hhodrovgan/PDProject2.rar


luckystar89x - 24/04/2015 - 12:58:04

sửa lại cấu hình là sửa những gì thế anh em để mặc định nó có chạy dc không


biendt - 24/04/2015 - 08:24:27

Bạn chọn chíp mới thì nó sẽ ra một cấu hình mới. Bạn sửa lại cấu hình.  Chân Reset là để reset lại chip.


luckystar89x - 24/04/2015 - 08:00:24

Em tạo 1 project mới chọn chip 27443 cấu hình chip giữ nguyên mặc dịnh có phải thay đổi gì ko anh.cho em hỏi thêm là lúc mình láp mạch thì có chú ý gì đặc biệt đến các chân reset ko hay chỉ cần cấp nguồn cho chip là dc


biendt - 23/04/2015 - 08:23:14

Code tương tự nhưng phải thay đổi cấu hình cho Chip tương tự.


luckystar89x - 22/04/2015 - 06:22:15

Cái này chuyển sang chip cy8c27443 có phải thay dổi code gì ko anh

 


Cùng danh mục: Vi điều khiển - Lập trình

Cơ sở công suất và năng lượng tiêu thụ trên MCU

29/07/2023 21:21:12 / Lượt xem: 389 / Người đăng: biendt

Công suất và năng lượng tiêu thụ của MCU ảnh hưởng đến các quyết định thiết kế về nguồn, thời gian sử dụng pin, và kể cả nhiệt độ hoạt động trong các ứng dụng nhúng. Nhất là khi đối mặt với các ứng dụng được cung cấp năng lượng từ nguồn pin,

Giải thích cơ chế các lệnh SET BIT, CLEAR BIT và TOGGLE trong lập trình vi điều khiển

15/09/2022 08:10:32 / Lượt xem: 971 / Người đăng: biendt

Giải thích các lệnh SET BIT, CLEAR BIT và TOGGLE thường được dùng trong lập trình vi điều khiển. Lệnh SET BIT là lệnh cài đặt 1 bit mong muốn trong thanh ghi cho nó có giá trị logic 1 và không làm thay đổi giá trị các bit còn lại của thanh ghi đó. Lệnh CLEAR BIT là lệnh cài đặt 1 bit mong muốn trong thanh ghi cho nó giá trị logic 0 và không làm thay đổi giá trị các bit còn lại của thanh ghi đó. Lệnh TOGGLE BIT là lệnh cài đặt 1 bit mong muốn trong thanh ghi cho nó giá trị logic 0 nếu trước đó nó có giá trị logic 1 và ngược lại, đồng thời không làm thay đổi giá trị các bit còn lại của thanh ghi đó.

Chia sẻ chương trình đọc ghi thẻ SD bằng MSP430 G2553 phục vụ lưu trữ

17/08/2022 06:20:30 / Lượt xem: 714 / Người đăng: biendt

Chương trình sử dụng vi điều khiển chính là MSP430G2553 (có thể sử dụng vi điều khiển khác cùng họ MSP430) kết nối với module đọc/ghi thẻ nhớ SD card là MODULE MICRO SD CARD để lưu trữ dữ liệu, đọc dữ liệu…Chuẩn bị : 1 KIT MSP430G2553, 1 Module SD Card, 1 Thẻ nhớ SD card : Micro SD <= 2GB hoặc Micro SDHC <= 32GB

Hướng dẫn thiết kế mạch vi điều khiển đơn giản

07/06/2022 06:18:47 / Lượt xem: 781 / Người đăng: biendt

Thiết kế mạch cho vi điều khiển là một việc làm không hề đơn giản đối với những người mới bắt đầu. Có thể bạn phải đọc hàng trăm trang datasheet và tài liệu thiết kế tham khảo, các sơ đồ mạch thiết kế mẫu, các chỉ dẫn layout để có thể hoàn thiện được thiết kế của mình một cách tốt nhất. Hướng dẫn này sẽ chỉ ra những điểm chung mà các bạn cần lưu ý khi thiết kế mạch vi điều khiển

Thiết kế mạch chống nhiễu cho Vi điều khiển (Chíp lập trình hoặc IC)

05/05/2022 06:05:35 / Lượt xem: 1962 / Người đăng: biendt

Có mấy phương pháp cho mạch chống nhiễu vi điều khiển : .Sử dụng cách ly quang: để cách ly giữa tín hiệu điều khiển từ VĐK xuất ra và mạch công suất 220v.Sử dụng mạch snubber khi điều khiển tải bằng relay.Sử dụng linh kiện điện tử chính hãng...Sử dụng mạch lọc nguồn AC 220v trước khi cấp cho bộ nguồn 5V nuôi VĐK...Chống nhiễu khi viết code