Các phím tắt thường được dùng trong Altium Designer

Các phím tắt thường được dùng trong Altium Designer


Khi vẽ vời, sử dụng phím tắt sẽ tăng tốc độ vẽ lên rất nhiều so với việc đi tìm kiếm công cụ cần thiết khi mà danh mục công cụ quá đồ sộ. Dưới đây liệt kê 1 số phím tắt trong Altium thường dùng (không phải tất cả) khi vẽ mạch.

I. Thiết kế mạch nguyên lý (SCHEMATIC)

X : Quay linh kiện theo trục X (Đối xứng qua trục X).
Y : Quay linh kiện theo trục Y (Đối xứng qua trục Y).
Space : Xoay linh kiện 90 độ.
, SPACE : Đổi màu khi dùng bút Highlight (Đánh dấu các NET cùng tên)
ALT + Click (chọn Net) : Highlight những Net có cùng tên (Làm mờ toàn bộ các phần còn lại của bản vẽ SCH)
Shift + Ctrl + C : Clear mọi áp dụng trên SCH
Ctrl + Click và kéo : Di chuyển linh kiện đi cùng với dây (Giống như trong Proteus)
Shift + Space : Xoay linh kiện 45 độ.
Shift + Left Click : Copy linh kiện.
Shift + Click và kéo : Kéo linh kiện ra.
Ctrl+Shift+L (hoặc A L) : Căn chỉnh các linh kiện thẳng hàng dọc.
Ctrl+Shift+T (hoặc A T) : Căn chỉnh các linh kiện thẳng hàng ngang.
Ctrl+Shift+H (hoặc A H) : Căn chỉnh các linh kiện cách đều nhau theo hàng ngang.
Ctrl+Shift+V (hoặc A V) : Căn chỉnh các linh kiện cách đều nhau theo hàng dọc.
Ctrl + M : Đo khoảng cách.
C C : Biên dịch Project – Kiểm tra các lỗi kết nối, port.
D B : Lấy linh kiện trong thư viện.
D O : Thay đổi thông số bản vẽ.
D U : Update nguyên lý sang mạch in.
J C : Nhảy đến linh kiện.
P B : Vẽ đường bus.
P N : Đặt tên cho đường dây.
P O : Lấy GND.
P T : Thêm Text.
P W : Để đi dây nối chân linh kiện.
P V N : Đánh dấu chân không dùng.
T A : Mở cửa sổ quản lý đặt tên cho linh kiện.
T N : Đặt tên tự động cho linh kiện.
T S : Tìm linh kiện bên mạch in (Bạn chọn khối bạn cần đi dây bên mạch nguyên lý rồi ấn T-S, nó sẽ tự động tìm khối đấy bên mạch in cho bạn).
T W : Tạo linh kiện mới
TAB : Thay đổi các thông số của mạch.
V D : Đưa bản vẽ vừa trong khung màn hình.

II. THIẾT KẾ MẠCH IN (PCB LAYOUT)
Phím tắt Chức năng
2 : Xem mạch in ở dạng 2D.
3 : Xem mạch in ở dạng 3D.
Q : Chuyển đổi đơn vị mil –> mm và ngược lại.
P T : (Place > Interactive Routing) Chế độ đi dây bằng tay.
P L : Định dạng lại kích thước mạch in nhấn rồi vào lớp keep out layer vẽ đường viền sau đó bôi đen toàn mạch rồi nhấn D S D.
P M : Kéo nhiều dây 1 lúc (MultiRoute) (bằng cách: nhấn Shift để chọn nhiều Pad, sau đó nhấn P M rồi đi dây như bình thường. Trong khi MultiRoute, bạn có thể nhấn Tab để điều chỉnh khoảng cách tương đối giữa các dây với nhau)
P G : Phủ đồng.
P V : Lấy lỗ Via.
P R : Vẽ đường mạch to, khoảng cách giữa các đường mạch nhỏ.
P D D : Hiển thị thông tin kích thước PCB (giống như trong Cad có dạng <– 80mm –>)
A A : Đi dây tự động.
T U A : Xóa bỏ tất cả các đường mạch đã chạy.
T U N : Xóa các đường dây cùng tên.
T D R : Kiểm tra xem đã nối hết dây chưa sau khi hoàn thành đi dây bằng tay.
T E : Bo tròn đường dây gần chân linh kiện (Tea Drop – hình giọt nước cho đường mạch gần chân linh kiện).
T M : Xóa lỗi hiển thị trên màn hình.
D K : Chọn lớp vẽ.
D R : Để chỉnh các thông số trong mạch như độ rộng của đường dây (Width), khoảng cách 2 – dây (Clearance),cho phép ngắn mạch (Shortcircuit)…
D O : Chỉnh thông số mạch, nếu bạn không muốn các ô vuông làm ảnh hưởng đến viện vẽ mạch thì chuyển line thành dots.
D T A : Hiển thị tất cả các lớp.
D T S : Chỉ hiển thị lớp TOP + BOTTOM + MULTI…
C K : Mở cửa sổ chỉnh sửa đường dẫn linh kiện.
R B : Hiển thị thông tin mạch (kích thước, số lượng linh kiện…)
O D : (Hoặc Ctrl + D) Hiện thị cửa sổ Configurations (Điều chỉnh ẩn hiện các thành phần)
V B : Xoay bản vẽ 180 độ.
V F : Hiển thị toàn bộ bản vẽ.
L : Khi đang di chuyển linh kiện lật linh kiện giữa lớp Top và Bottom (Bottom và Top)
L : hoặc Ctrl+L Mở View Configuration để điều chỉnh hiển thị các lớp.
TAB : Hiện cửa sổ thay đổi thông tin khi đang thao tác.
Fliped Board : Lật ngược mạch in.
Ctrl G hoặc G : Cài đặt chế độ lưới.
Ctrl M : Thước đo kích thước mạch.
Shift M : Kính lúp hình vuông.
Shift R : Thay đổi các chế độ đi dây (Cắt – Không cho cắt – Đẩy dây).
Shift S : Chỉ cho phép hiện 1 lớp đang chọn (các lớp còn lại được ẩn).
Shift+Space : Thay đổi các chế độ đường dây (Tự do – Theo luật – Vuông 90 độ – Cong)
Ctrl+Shift+L : (hoặc A L) Căn chỉnh các linh kiện thẳng hàng dọc.
Ctrl+Shift+T : (hoặc A T) Căn chỉnh các linh kiện thẳng hàng ngang.
Ctrl+Shift+H : (hoặc A H) Căn chỉnh các linh kiện cách đều nhau theo hàng ngang.
Ctrl+Shift+V : (hoặc A V) Căn chỉnh các linh kiện cách đều nhau theo hàng dọc.
Ctrl+Shift+Cuộn chuột : Chuyển qua lại giữa các lớp.

III. 3D MODE (3D VISUALIZATION)
Phím tắt Chức năng
0 : Xoay board mạch về hướng nhìn gốc
9 : Xoay board 90 độ
2 : Chuyển sang chế độ 2D khi trong chế độ 3D View
3 : Chuyển sang View 3D khi trong chế độ 2D
SHIFT : Đồng thời nhần Shift và Click chuột phải, di chuyển chuột để xoay boad mạch theo các trục X Y Z
V F : Điều chỉnh board mạch vừa khít màn hình
V B : Lật boad mạch
Cuộn chuột Kéo lên – Kéo xuống
SHIFT + Cuộn chuột Sang trái – Sang phải
CTRL + Cuộn chuột Phóng to – Thu nhỏ
CTRL + Di chuyển chuột Phóng to – Thu nhỏ
CTRL + C Chụp ảnh góc nhìn hiện tại của board mạch 3D vào Clipboard, để lưu thành file ảnh bạn cần sử dụng tool như Paint chẳng hạn.
T P : Mở cửa sổ Preferences
L : Mở cửa sổ Configurations – Điều chỉnh các thuộc tính hiển thị

 

Bình Luận
Cùng danh mục: Thiết kế điện - PCB

Tính năng PASTE SPECIAL trong ALTIUM và ứng dụng

12/08/2022 06:23:32 / Lượt xem: 723 / Người đăng: biendt

Có khi nào bạn đã giành quá nhiều thời gian cho việc tạo nhiều Pad giống nhau trong lúc tạo thư viện cho các linh kiện nhiều chân? Có khi nào bạn mất quá nhiều thời gian cho việc vẽ Schematic với các khối linh kiện giống nhau? Bây giờ, tôi sẽ giới thiệu tính năng Paste Special trong Altium Design, mong rằng nó sẽ có ích để giúp bạn hạn chế các khó khăn như đã nêu trên...Để dễ hiểu vấn đề và công dụng, ta nên đi qua một ví dụ cụ thể. Ví dụ, ta muốn tạo 2 hàng Pad để tạo Footprint của một con linh kiện DIP có 10 chân

High Speed PCB : Tìm hiểu thiết kế

04/06/2022 08:44:44 / Lượt xem: 2376 / Người đăng: biendt

Điều gì khiến một thiết kế PCB là một thiết kế high speed pcb? Chắc chắn rằng có gì đó rất nhanh sẽ xảy ra trong thiết kế, nhưng nó không chỉ là tần số cao. Một thiết kế PCB được cho là thiết kế high-speed PCB khi nó có những thành phần chuyển mạch rất nhanh, nhanh đến mức mà quá trình chuyển mức hoàn thành trước khi tín hiệu có thể đi đến đích. Lấy ví dụ tín hiệu như dòng nước trong một vòi nước có một cái van nước ở đầu và trạng thái high/low (1/0) của tín hiệu phụ thuộc vào trạng thái của khóa nước mở hay đóng.

PCB : Nhiễu và chống nhiễu bo mạch điện tử

26/05/2022 08:57:44 / Lượt xem: 1720 / Người đăng: biendt

Nhiễu (noise) trong thiết kế mạch điện tử là các loại tín hiệu tạp chất được sinh ra một cách ngẫu nhiên gây ảnh hưởng xấu tới tín hiệu thông tin . Có hai loại nhiễu board mạch được chú ý là nhiễu bức xạ ( Radiation noise) và nhiễu thu nhận ( reception noise). Nhiễu bức xạ là loại nhiễu do chính thiết bị hoặc mạch điện đó gây ra còn nhiễu thu nhận là loại nhiễu do thiết bị hoặc mạch điện đó nhận được khi hoạt động gần các nguồn nhiễu

PCB : Kinh nghiệm thiết kế mạch nhiều lớp tốc độ cao

19/05/2022 10:38:56 / Lượt xem: 6448 / Người đăng: biendt

Bài viết được tham khảo nguồn trên Internet tổng hợp lại. Bạn đọc tham khảo để có thêm kinh nghiệm trong thiết kế mạch PCB nhiều lớp tốc độ cao...Hầu hết PCB đều được làm từ FR-4, mạch hoạt động tốt với tần số 150Mhz

Mạch in PCB : Cách bố trí linh kiện và đi dây mạch in

18/05/2022 10:32:02 / Lượt xem: 3118 / Người đăng: biendt

Bố trí linh kiện và đi dây mạch in PCB: Một số thiết kế mạch được bố trí trên những tấm Board hoặc các tấm nhựa bằng silicon và các linh kiện được kết nối với nhau bằng cáp điện.Hầu hết khi thiết kế bo mạch chúng ta đều sử dụng một danh sách các nguyên tắc để giúp bố trí linh kiện và đi dây. Ví dụ, một hướng dẫn điển hình có thể là “giảm thiểu độ dài của tất cả các đường đồng mang tín hiệu kỹ thuật số.” Thông thường