Kìm đo dòng (AC,DC) hiệu ứng Hall là gì?

Kìm đo dòng (AC,DC) hiệu ứng Hall là gì?


Kìm đo dòng hiệu ứng Hall có thể đo được cả hai dạng dòng điện AC và DC với dải tần số lên đến Khz. Cũng giống với biến dòng, Kìm đo dòng hiệu ứng Hall sử dụng những hàm sắt cứng để tập chung từ trường bao quanh dây dẫn điện được đo. 

Sơ đồ nguyên lý đo dòng điện bằng Hiệu ứng Hall

Không giống như các biến dòng thông thường, Hàm kẹp hiệu ứng Hall không được quấn bởi các dây đồng, thay vào đó từ trường được tạo ra bởi dây dẫn điện được tập chung qua một hoặc nhiều khoảng trống trong lõi khi hàm kẹp được kẹp xung quanh dây dẫn điện. Lưu ý điểm nơi mà hai đầu hàm kẹp của kìm đo hiệu ứng Hall gặp nhau (xem hình vẽ mô tả).

Một khoảng trống tồn tại ở hai đầu hàm kẹp của kìm đo dòng hiệu ứng Hall gặp nhau, tạo ra một khoảng trống không khí mà từ trường (hay còn gọi là từ thông) tăng lên. Khe hở này hạn chế từ thông khiến lõi không thể bão hòa.

Ngược lại, các hàm kẹp trong kìm kẹp chỉ đo AC sẽ bằng phẳng khi đóng. Khi mở ra thì hai đầu hàm kẹp lộ rõ mặt kim loại.

Trong khoảng trống đó, được bao phủ một lớp khuôn nhựa mỏng, là một chất bán dẫn được biết như là một cảm biến hiệu ứng Hall – Một bộ chuyển đổi thay đổi điện áp đầu ra khi phản ứng với từ trường (đây là từ trường của dây dẫn hoặc dây được đo dòng điện). Mục đích là để đo từ thông trực tiếp. Điện áp đầu ra từ cảm biến sau đó qua bộ khuếch đại và chia tỉ lệ dòng điện, tính toán với đúng giá trị dòng điện trong dây dẫn nằm trong hàm kìm kẹp.


Kìm đo dòng Hiệu ứng Hall làm việc như thế nào ?

Khi dòng điện chạy qua một một dây dẫn điện được đo, lõi sắt được hình thành bởi các hàm của hiệu ứng Hall cho phép từ trường dễ dàng đi qua.
Khi từ trường (từ thông) đi đến khe hở không khí nhỏ ở các đầu hàm kẹp, từ trường tăng lên ở khe hở không khí đó. Bởi vì khe hở là nhỏ, Trường dư được tập trung qua khe hở và cảm biến hiệu ứng Hall - đặt trong khe hở đó – Sinh ra một điện áp tỷ lệ với từ thông trong khe hở và chuyển đổi thành giá trị dòng điện.
Trong thiết bị hiệu ứng Hall, từ trường một chiều DC cũng được tập chung thông qua lõi, giống như một nam châm vĩnh cửu dính vào sắt. Do có từ trường DC của trái đất và các từ trường khác xung quanh với vị trí đo, Do đó các Ampe kìm khi đo DC cần phải Zero trước khi thực hiện phép đo (dòng DC) để loại bỏ sự sai lệch.

(Bài viết được tham khảo và lược dịch từ Fluke.com)

Bình Luận
Cùng danh mục: Kiến thức ngành điện

Nguồn cung cấp cho ứng dụng điện áp quá độ cấp III (OVC III)

24/03/2024 11:26:22 / Lượt xem: 53 / Người đăng: biendt

Khái niệm về cấp điện áp quá độ được sử dụng cho các thiết bị được cấp điện trực tiếp từ mạng điện thấp áp (<1000Vac). Một khái niệm tương tự cũng có thể được sử dụng cho các thiết bị được kết nối với các hệ thống khác, ví dụ như hệ thống viễn thông và dữ liệu. Cấp quá điện áp (OVC) chỉ định một mức độ quá áp tạm thời từ các nguồn như sét đánh hoặc nguồn điện không ổn định để xác định vị trí mà thiết bị điện hoặc nguồn cung điện được lắp đặt

PCB là gì? Phân loại, ứng dụng thực tế và phân biệt với FPCB

12/11/2023 10:35:38 / Lượt xem: 516 / Người đăng: biendt

PCB là một thuật ngữ được nhắc đến khá nhiều trong lĩnh vực điện tử. Với nhiều ưu điểm, tính ứng dụng của PCB khá cao? Vậy, bảng mạch PCB là gì? Cấu tạo, đặc điểm, ứng dụng của mạch PCB như thế nào? Lĩnh vực điện, kỹ thuật điện có tính ứng dụng cao. Cải tiến trong kỹ thuật điện mang đến nhiều giải pháp cho công nghiệp, đời sống hiện đại. Nhiều công nghệ, thuật ngữ mới trong kỹ thuật điện tử ra đời, khiến nhiều người chưa cập nhật kịp thời.

Sự khác nhau giữa PLC Siemens S7-300 và S7-1500

01/11/2023 21:53:15 / Lượt xem: 354 / Người đăng: biendt

Được phát hành vào năm 2012, Siemens SIMATIC S7-1500 là sản phẩm kế thừa của Siemens PLC S7-300 lâu đời. Mặc dù chúng có thể hoán đổi cho nhau trong nhiều tình huống, thế hệ S7-1500 tích hợp các công nghệ mới nhất và tương lai vào một hệ thống tự động. Cả PLC S7-300 và S7-1500 đều có hình dạng và kích thước tương tự nhau và được chế tạo theo thiết kế mô-đun và đương nhiên có thể ở rộng. CPU, mô-đun I/O và mô-đun giao tiếp có thể được thêm vào khi cần thiết vào một bảng nối đa năng tiêu chuẩn có thể có kích thước phù hợp với dự án cụ thể của bạn.

Tìm hiểu Điện trở xả (Brake resistor) trong Biến tần

15/10/2023 08:11:09 / Lượt xem: 571 / Người đăng: biendt

Các ứng dụng cần thời gian tăng giảm tốc nhanh, quán tính tải lớn, chúng ta sẽ phải lắp thêm điện trở xả. Về cấu tạo của động cơ điện, loại vẫn hay sử dụng là động cơ 3 pha không đồng bộ. Trong động cơ sẽ có các cuộn dây, khi cấp điện, cuộn dây sẽ sinh ra từ trường. Với dòng điện xoay chiều biến đổi liên tục sẽ sinh ra từ trường làm quay động cơ. Khi tốc độ động cơ thay đổi đột ngột, đảo chiều hay vận hành không tải sinh ra hiện tượng động cơ được xem như một máy phát điện đưa điện ngược trở lại.

10 Lời khuyên và kinh nghiệm khi thiết kế kết nối IGBT trong thiết bị điện tử

02/10/2023 20:51:30 / Lượt xem: 430 / Người đăng: biendt

Bất kỳ cuộn cảm ký sinh trong DC-liên kết phải giảm thiểu. Quá áp có thể được hấp thụ bởi C-hoặc RCd giữa thiết bị đầu cuối chính (cộng và trừ) của các mô-đun năng lượng. Các dây ra kết nối giữa Gate driver Gate IGBT module phải được giữ càng ngắn càng tốt. Hệ thống dây điện kết nối giữa G-E phải được xoắn đôi để giảm thiểu lẫn nhau cảm ứng, như từ trường sẽ được bù lại bằng dòng điện bằng theo hướng ngược nhau.