Công tơ điện 1 pha : Ý nghĩa thông số, cách chọn và kiểm tra độ chính xác

Công tơ điện 1 pha : Ý nghĩa thông số, cách chọn và kiểm tra độ chính xác


1- Ý nghĩa các thông số công tơ 1 pha

Các thông số trên công tơ 1 pha như 10(40)A, 220V, 450 vòng/kWh, cấp 2 có ý nghĩa gì? Cách đọc công tơ 1 pha

Các thông số công tơ 1 pha như 10(40)A, 220V, 450 vòng/kWh, cấp 2 có ý nghĩa gì?

Ý NGHĨA CÁC THÔNG SỐ
1. 220V: điện áp định mức của công tơ
2. 10(40)A: Dòng điện định mức của công tơ là 10A. Có thể sử dụng quá tải đến 40A mà vẫn đảm bảo độ chính xác. Nếu sử dụng quá 40A thì công tơ chạy không đảm bảo chính xác và có thể hỏng. Các dòng điện 5(20)A, 20(80)A, 40(120)A cũng tương tự
3. 450 vòng/kWh: Đĩa công tơ quay 450 vòng thì được 1 kWh. 900 vòng/kWh, 225 vòng/kWh cũng tương tự
4. Cấp 2: Cấp chính xác của công tơ. Sai số 2% toàn dải đo. Tương tự cho cấp 1, cấp 0.5. (Cấp càng nhỏ càng chính xác)
5. 50Hz: Tần số lưới điện

Cách đọc công tơ điện 1 pha
Công tơ 1 pha có 6 chữ số. 5 chữ số màu đen và 1 chữ số cuối cùng màu đỏ. Chữ số màu đỏ có giá trị 1/10kWh. Còn các chữ số màu đen ghép lại có giá trị từ 00000 -> 99999kWh.
Giả sử dãy số là 234567 thì giá trị cần đọc là 23456 .7kWh. Thông thường ta chỉ đọc là 23456kWh, bỏ qua phần thập phân.

Lưu ý khi sử dụng công tơ điện cơ 1 pha
1. Công tơ phải được lắp ở phương thẳng đứng
2. Chọn dây có tiết diện đúng, độ dài phần tuốt dây phù hợp, siết ốc nối dây chắc chắn
đấu dây công tơ đúng sơ đồ
3. Vận chuyển công tơ tránh rung xóc, va đập
4. Bảo quản lắp đặt nơi khô ráo, tránh hóa chất ăn mòn, tránh nơi dễ cháy nổ, tránh nơi sinh nhiệt và nơi rung động mạnh

Sơ đồ đấu dây công tơ điện 1 pha

2 - Hướng dẫn chọn công tơ điện 1 pha

Chọn công tơ điện công tâm, khách quan, không thiên vị
Hiện nay, nhu cầu về phòng trọ, nhà ở tăng lên rất nhiều. Việc thuê mướn, sử dụng nhà ở, phòng trọ sẽ phát sinh các quan hệ về việc mua bán, sử dụng điện. Việc chọn được công tơ điện (đồng hồ điện) đo đếm chính xác sẽ làm người thuê mướn phòng trọ, nhà ở và cả người cho thuê mướn hài lòng. Và trên hết việc tính chọn công tơ phải đảm bảo đo đếm chính xác nhất.

Việc đong đếm điện năng cũng đơn giản như cân trọng lượng của một vật vậy. Ví dụ cần cân trọng lượng của một vật khoảng 1Kg. Kết quả sẽ chính xác nhất nếu ta có một cái cân chỉ cân được tối đa 2Kg. Nếu ta sử dụng cân 20Kg thì độ chính xác giảm 1 chút và nếu ta sử dụng cân có trọng lượng tối đa khoảng 100Kg để cân vận đó thì chắc chắn là độ chính xác sẽ rất thấp.

Việc lựa chọn công tơ điện ta cần phải căn cứ vào một số thông số kỹ thuật của công tơ điện. Một số thông số bắt buộc phải tuân thủ và một số thông số được phép tùy chọn.

Chọn công tơ điện 1 pha theo những thông số nào

Thông sốÝ nghĩa tham số công tơThường gặp
Điện áp Điện áp định mức của công tơ điện. Đây là giá trị bắt buộc tuân thủ. 220V
Dòng điện Dòng điện định mức và dòng điện cho phép quá tải của công tơ. Dòng điện tối đa bắt buộc phải tuân thủ, nếu không sẽ làm hư hỏng công tơ điện. Dòng điện định mức ảnh hưởng đến độ chính xác khi đo điện năng (kWh) 5(20)A, 10(40)A, 20(80)A
Tần số Tần số định mức của công tơ điện, bắt buộc tuân thủ trong giới hạn sai số 0.5 Hz 50Hz
Rev / kWh Số vòng quay của đĩa nhôm để đạt 1kWh 225 rev/kWh, 450 rev/kWh, 900rev/kWh
Cấp chính xác Cl Cấp chính xác của công tơ điện, có thể là CL1 (cấp 1, tức sai số 1%) hoặc CL2 (cấp 2, tức sai số 2%)

CL1, CL2

Trong bảng các thông số kỹ thuật trên, điện áp và tần số là 2 thông số kỹ thuật bắt buộc tuân thủ.

Hai thông số ảnh hưởng đến độ chính xác của đồng hồ điện là cấp chính xác CLdòng điện định mức.

Cấp chính xác của đồng hồ điện là bản thân thiết bị, ta không thể thay đổi được.

Như vậy thông số quyết định nhất đối với độ chính xác của công tơ điện chính là dòng điện của công tơ điện. Dòng điện này thường gồm 2 số. 1 số nhỏ và 1 số lớn, ví dụ 10 (40)A. Số nhỏ là dòng điện định mức, số lớn là dòng điện tối đa cho phép chạy qua mà công tơ vẫn đảm bảo sai số cho phép

Công tơ điện 1 pha hiện nay thường được sử dụng là công tơ điện EMIC CV140. Loại này cho phép quá tải đến 400% dòng điện định mức.

Khi dòng điện sử dụng nhỏ hơn 5% dòng định mức thì đo đếm thường sai số, sai số này có thể là âm hay dương (chậm hoặc nhanh). Dòng nhỏ quá dĩa không quay thì thường sai số âm, dòng đủ cho dĩa quay thì thường sai số dương

Nếu dòng điện sử dụng quá 400% thì xu hướng sai số dương, nếu dòng điện lớn hơn 400% trong thời gian dài có thể làm hỏng công tơ

Theo đặc tính công tơ EMIC CV140, dòng tải trong khoảng 50% đến 300% cho độ chính xác tốt.

Bảng tra công suất, dòng điện các thiết bị điện trong gia đình

STT TÊN THIẾT BỊ ĐIỆN CÔNG SUẤT (W) ĐIỆN ÁP (V) DÒNG ĐIỆN (A)
1 Đèn Huỳnh Quang 1.2m 40 220 0.43
2 Đèn Huỳnh Quang 0.6m 20 220 0.36
3 Đèn tròn 100W 100 220 0.45
4 Đèn tròn 60W 60 220 0.27
5 Đèn tròn 25W 25 220 0.11
6 Đèn tiết kiệm điện (compact) 18W 18 220 0.09
7 Đèn tiết kiệm điện (compact) 14W 14 220 0.07
8 Đèn tiết kiệm điện (compact) 11W 11 220 0.06
9 Đèn tiết kiệm điện (compact) 7W 7 220 0.05
10 Máy bơm 300W 300 220 2.2
11 Máy bơm 200W 200 220 1.9
12 Quạt trần 70W 70 220 0.4
13 Quạt trần tiết kiệm điện 47W 47 220 0.27
14 Quạt treo 75W 75 220 0.68
15 Quạt bàn, quạt tường 50W 50 220 0.46
16 Tivi LED 48-55 inch 100W 100 220 0.60
17 Tủ lạnh nhỏ 100W 100 220 0.91
18 Tủ lạnh lớn 200W 200 220 1.78
19 Máy lạnh 1 ngựa (1HP) 750 220 4.5
20 Máy lạnh 1.5 HP 1125 220 6.75
21 Máy lạnh 2.0 HP 1500 220 9.0
22 Máy bơm nước 1HP 750 220 4.5
23 Máy bơm nước 1.5 HP 1125 220 6.75
24 Bàn ủi 2000W 2000 220 9.0
25 Bàn ủi 1000W 1000 220 4.54
26 Nồi cơm điện 1000W 1000 220 4.54
27 Nồi cơm điện 800W 800 220 3.64
28 Máy nước nóng trực tiếp 3000W 3000 220 3.6


Chọn công tơ như thế nào

Chọn công tơ điện căn cứ vào dòng điện sử dụng. Dòng điện tải dao động từ 50% dòng điện định mức đến 75% dòng điện tối đa cho phép là tốt nhất.

Việc chọn công tơ điện cho một thiết bị điện riêng lẻ rất đơn giản. Ví dụ cần chọn công tơ điện cho 1 máy bơm 1HP. Dòng điện của máy bơm này là 4.54A, ta chọn công tơ điện Emic CV140 5(20)A. Công tơ này sẽ hoạt động tốt với dòng điện từ 2.5A đến 15A.

Việc chọn công tơ điện cho 1 phòng hoặc 1 căn hộ thường khó khăn hơn. Lý do đơn giản là trong phòng có nhiều thiết bị, công suất khác nhau nhiều, hơn nữa, sự hoạt động đồng thời của thiết bị cũng dao động (hệ số đồng thời). Cách dễ dàng nhất để chọn công tơ điện cho phòng, là ta cộng dòng điện của tất cả thiết bị và chọn công tơ điện có dòng tối đa lớn hơn hoặc bằng dòng điện tổng đó.

Ví dụ tính chọn công tơ điện cho 1 phòng có các thiết bị như sau:

STTTÊN THIẾT BỊ ĐIỆNSỐ LƯỢNGDÒNG ĐIỆN (A)DÒNG ĐIỆN TỔNG (A)
1 Đèn Huỳnh Quang 1.2m 6 0.43 2.58
2 Đèn tiết kiệm điện (compact) 11W 4 0.06 0.24
3 Quạt bàn, quạt tường 50W 4 0.46 1.84
4 Tủ lạnh nhỏ 1 0.91 0.91
5 Máy lạnh 1 ngựa (1HP) 1 4.5 4.5
6 Máy bơm nước 1HP 1 4.5 4.5
7 Nồi cơm điện 1000W 1 4.54 4.54
8 Máy nước nóng trực tiếp 3000W 1 13.6 13.6

Tổng dòng điện của phòng là 32.7A. Ta sẽ chọn công tơ điện EMIC CV140 10(40)A. Các trường hợp khác ta cũng tiến hành tương tự.

3 - Kiểm tra độ chính xác của công tơ điện

Cách kiểm tra công tơ điện tương đối chính xác, thực hiện đơn giản không cần sử dụng thiết bị đo phức tạp, ai cũng làm được

1. Tại sao phải kiểm tra công tơ điện
Giá điện ngày càng tăng, tiền điện hàng tháng là một trong những mối quan tâm của các gia đình. Đặc biệt các hộ gia đình sử dụng lại điện của các hộ khác.
2. Đối với những hộ sử dụng đồng hồ riêng, đôi khi bằng cảm tính, nhận thấy đồng hồ điện chạy nhanh bất thường nhưng vẫn chưa dám làm đơn yêu cầu được thay điện kế vì sợ rằng cảm nhận sai.
3. Đối với những hộ sử dụng điện lại từ các hộ chính khi thấy đồng hồ chạy nhanh bất thường, có thể sẽ nghi ngờ, nhưng sẽ không thuyết phục nếu muốn chủ nhà trọ thay thế đồng hồ điện vì lý do kém thuyết phục "tôi cảm thấy nó chạy rất nhanh...".
4. Giúp phát hiện những sự thất thoát điện từ một số nguyên nhân khác.

1kWh là bao nhiêu điện năng?
1 kWh là điện năng khi sử dụng thiết bị có công suất 1kW trong thời gian 1 giờ hoặc sử dụng công suất 100W trong thời gian 10 giờ

Đơn vị tính của điện năng là KWH. Mặc dù hầu hết mọi người đều biết là mỗi tháng nhà mình sử dụng bao nhiêu KWH điện nhưng hầu như ít người biết là với 1 KWH điện mình có thể làm được việc gì.

Công thức tính điện năng là : A = P.t
Trong đó : A là điện năng sử dụng; P là công suất thiết bị; t là thời gian.

Vì điện năng hàng tháng tính bằng KWH nên công suất ta sẽ tính bằng KW, thời gian ta tính bằng giờ.

Ví dụ tính điện năng (kWh) từ công suất (W, kW)
Ví dụ 1: Bạn có một nồi cơm có ghi công suất là 1000W (1KW). Mỗi lần nấu cơm bạn cần thời gian 30 phút (0.5 giờ). Vậy Điện năng bạn sử dụng cho 1 lần nấu cơm với cái nồi đó là : 1KW.0.5H = 0.5KWH. Như vậy có thể nói với 1 KWH bạn có thể nấu 2 nồi cơm với cái nồi mình vừa kể (không tính phần điện dùng hâm cơm nhé).

Ví dụ 2: Bạn có 1 bóng đèn tròn công suất là 100W(0.1KW). Vậy với 1KWH bạn có thể thắp sáng bóng đèn này trong bao lâu? Sử dụng công thức t = A/P => t = 1/0.1 = 10h. Vậy 1KWH thắp được 1 bóng đèn tròn 100W trong 10h.

Tốc độ quay của công tơ điện như thế nào là nhanh?

Đọc xong hai ví dụ trên, không chừng một số bạn đã nói ngay: nhất định đồng hồ điện nhà mình chạy nhanh vì sử dụng có mấy cái đèn sao tốn tiền điện nhiều thế? Ta cứ bình tĩnh mà đọc tiếp phần sau nhé.

Một trong những chỉ số quan trọng được ghi trên mặt đồng hồ điện chính là số vòng quay của đĩa quay tương ứng với 1 KWH. Đồng hồ Việt Nam thường ghi là 450 vòng / KWH. Nếu ghi tiếng Anh sẽ là 450rev/KWH. Các đồng hồ khác nhau về chỉ số này sẽ có tốc độ chạy khác nhau khi sử dụng 1 tải. Ví dụ thế này : Nếu bạn sử dụng 1KWH, khi đo bằng đồng hồ có ghi 225 vòng/ KWH thì đồng hồ sẽ quay khoảng 225vòng. Nếu bạn sử dụng đồng hồ có ghi là 450 vòng / KWH thì đồng hồ sẽ quay 450 vòng. Bằng mắt thường ta sẽ thấy đồng hồ sau quay nhanh hơn nhưng thực chất số KWH là như nhau.

Nếu ta sử dụng công tơ điện 450 vòng/kWh thì khi tiêu thụ 0.1kWh thì công tơ sẽ quay (0.1/1)x450 = 45 vòng (Hay 1 vòng hết 80 giây). Các bạn lưu ý con số này nhé. Mình sẽ sử dụng lại sau này.

Nếu ta sử dụng công tơ điện 225 vòng/kWh thì khi tiêu thụ 0.1kWh thì công tơ sẽ quay (0.1/1)x225 = 22.5 vòng.

Cách kiểm tra công tơ điện:
Bước 1: Tắt CB chính và tắt tất cả các thiết bị điện: công tơ không quay
Nếu đồng hồ quay với tốc độ nào đó thì bạn cũng tính được mỗi tháng bạn mất bao nhiêu vì đồng hồ tự chạy rồi.

Bước 2: Bật CB chính, vẫn tắt tất cả thiết bị: quan sát công tơ
Tắt ở đây là tắt hẳn chứ không phải để ở chế độ standby (Nếu TV của bạn còn điều khiển tắt mở được bằng remote nghĩa là bạn đang ở chế độ standby đó). Bây giờ quan sát đồng hồ:

Nếu đồng hồ điện không quay thì hệ thống điện của bạn tốt, không có hiện tượng rò điện.
Nếu đồng hồ điện có quay thì nhà bạn có sự rò điện
Bạn nên đếm thử trong một số phút đồng hồ quay bao nhiêu vòng. Từ số này bạn tính ra được 1 ngày, 1 tháng hệ thống điện của bạn bị rò bao nhiêu. Nếu số lượng đáng kể thì bạn phải tìm ra chỗ rò mà khắc phục nó để tiết kiệm điện. Bây giờ nếu nếu bạn tìm ra nhánh bị rò thì tắt nó đi, nếu không tìm được thì bạn cúp CB và tháo dây tải ra để qua bước 3

Bước 3: Sử dụng một bóng đèn tròn 100W và đếm số giây quay hết 1 vòng
Chúng ta đếm số số giây để công tơ quay hết 1 vòng. Bạn có thể đếm nhiều vòng rồi chia trung bình ra cho chính xác hơn.

Bước 4: So sánh và kết luận: nếu 1 vòng 80 giây là đúng, ít hơn là chạy nhanh, nhiều hơn là chạy chậm
Điểm cần lưu ý cuối cùng là phép đo này chỉ mang tính chất tương đối. Vì sai số sẽ là sai số của công suất bóng đèn cộng với sai số của công tơ điện. Nhưng nếu kết quả sai lệch từ vài chục phần trăm trở lên bạn có thể yên tâm đề nghị được kiểm tra đồng hồ. Với sai số nhỏ hơn bạn có thể cân nhắc và quyết định.

Một số lưu ý:
1. Bạn có thể dùng tải lớn hơn để kiểm tra như dùng nhiều bóng đèn mắc song song hoặc nồi cơm điện
2. Bạn không nên dùng bàn ủi vì bàn ủi sẽ tắt khi đủ nhiệt
3. Bạn không nên máy lạnh để kiểm tra vì máy lạnh sẽ tắt cục nóng khi đủ lạnh
4. Bạn không nên dùng các tải có cos phi khác 1 như bòng đèn huỳnh quang...
Nếu bạn thực hiện kiểm tra theo phương pháp này, chúc bạn có kết quả hài lòng về sự chính xác của công tơ điện để còn yên tâm lo những công việc khác nữa.

(Nguồn : dien-congnghiep.com)

Bình Luận
Cùng danh mục: Hệ thống điện

Khái niệm, phân loại về điện áp và cấp điện áp của lưới điện là gì?

26/01/2023 16:18:28 / Lượt xem: 1614 / Người đăng: biendt

Điện áp là một thông số kỹ thuật quan trọng, được phân thành nhiều loại. Bạn đang tìm hiểu về điện áp và các cấp điện áp, hãy cùng Batiea làm rõ thông tin về điện áp qua các chia sẻ dưới đây. Điện áp là một thông số kỹ thuật quan trọng, được phân thành nhiều loại. Chắc hẳn bạn đã được nghe khá nhiều về thuật ngữ điện áp trong hệ thống cung cấp và hệ thống lưới điện quốc gia. Vậy, điện áp là gì? Ký hiệu của chúng như thế nào trong hệ thống?

Ý nghĩa mã số các Relay bảo vệ theo tiêu chuẩn ANSI

13/04/2022 08:40:14 / Lượt xem: 6367 / Người đăng: biendt

Thông thường, ta lựa chọn các relay bảo vệ theo chức năng bảo vệ: relay bảo vệ quá dòng, relay bảo vệ chạm đất, relay bảo vệ dòng rò, relay bảo vệ quá áp, relay bảo vệ thiếu áp, relay bảo vệ mất pha, relay bảo vệ đảo pha, relay bảo vệ thiếu tần số, relay bảo vệ quá tần số, relay bảo vệ lock rotor động cơ...Tuy nhiên trong một số bản vẽ kỹ thuật, các relay bảo vệ thường được ký hiệu bằng số ví dụ 50, 50N, 51, 51N

Sơ đồ đấu dây và cách đọc chỉ số công tơ điện 3 pha gián tiếp

24/03/2022 08:58:14 / Lượt xem: 1836 / Người đăng: biendt

Công tơ điện 3 pha gián tiếp thường có 11 đầu ra dây, và được ký hiệu từ 1 đến 11 theo thứ tự từ trái sang phải...Chỉ số công tơ gián tiếp gồm 5 chử số màu đen và 1 số màu đỏ. Chữ số màu đỏ có giá trị 0.1kWh. Các chỉ số màu đen ghép lại có giá trị 1kWh. Ví dụ số đọc được là 345678 thì giá trị cần đọc là 34567.8kW Tuy nhiên đây chỉ là chỉ số đọc được. Để có chỉ số điện năng sử dụng thực tế, ta cần nhân thêm hệ số biến dòng điện và biến áp đo lường nữa

Các hạng mục bảo vệ chính trong hệ thống điện

17/03/2022 10:15:03 / Lượt xem: 1618 / Người đăng: biendt

Bảo vệ ngắn mạch, quá dòng, chạm đất, mất pha, đảo pha, quá áp, kém áp, dòng rò, mất trung tính là các bảo vệ chính trong hệ thống điện. Ngắn mạch là hiện tượng dây pha bị chập vào day trung tính hoặc dây pha chập vào dây pha, Bảo vệ quá dòng còn gọi là bảo vệ quá tải, Điện áp quá cao có thể gây hư hỏng thiết bị...

Tụ bù nền : Định nghĩa, ứng dụng, tính toán

15/03/2022 20:26:45 / Lượt xem: 2557 / Người đăng: biendt

Bù nền là lượng tụ bù được đóng thường trực trong hệ thống điện. Dung lượng của tụ bù nền phải đảm bảo không bị phạt cos phi và cũng không gây ra hiện tượng bù dư quá nhiều.